Khóa học vận hành sản xuất

HỌC VIỆN CEZAN |Tin tức - sự kiện | Cập nhật: 17/06/2022

2

Mục lục

Module 1: Thiết kế 3D   

Lý thuyết về thiết kế 3D        

Thiết kế đồ họa 3D là một trong những ngành nghề rất được quan tâm hiện nay, với nhiều ưu điểm nổi trội và tính sáng tạo cao. Đồ họa 3D có thể tái hiện lại các đối tượng vật thể ba chiều trong đời sống như nhà cửa, máy móc, nhân vật…

Ngành thiết kế trang sức 3D

Nói một cách đơn giản, thiết kế trang sức 3D chính là thiết kế trang sức theo các loại khuôn mẫu trên máy vi tính bằng các phần mềm như : Rhino, Matrix, ArtCam,… Sau khi thiết kế xong sẽ có một file được xuất ra và nhập vào máy tạo mẫu, máy sẽ tạo ra mẫu sản phẩm sau đó ứng dụng công nghệ đúc, sẽ cho ra sản phẩm như ý. Thiết kế 3D đang là xu thế đổi mới tất yếu mà tất cả các doanh nghiệp sản xuất trang sức đang áp dụng vì các thiết kế nữ trang 3D có độ chính xác và sắc nét rất cao.

Vẽ thiết kế trang sức 3D

Học thiết kế 3D cần trang bị những gì?

- Nắm rõ những công việc mà một người thiết kế cần phải làm
- Bạn cần phải hiểu chính xác một nhà thiết kế trang sức sẽ làm những nhiệm vụ nào trong chuỗi tác vụ chế tác kim hoàn trước khi đọc tiếp các phần tiếp theo.
- Khả năng nắm bắt và phác thảo sketching các kiểu mẫu mới.
- Nắm rõ các kỹ thuật tạo mẫu sáp trang sức, và những công đoạn liên quan tới đúc vàng bạc, gắn đá lên nhẫn…
- Bạn phải nắm bắt một loạt các phần mềm thiết kế nữ trang chuyên biệt.    

Các lệnh, công cụ trong thiết kế 3D        

Các phần mềm được ứng dụng trong thiết kế trang sức 3D

Rhinoceros

Rhino là phần mềm thiết kế trang sức được phát triển bởi Robert McNeel và những người cộng tác. Tính năng được yêu thích nhất là môi trường làm việc tự do mang đến sự linh hoạt trong thiết kế, đây được đánh giá là phần mềm thiết kế trang sức có môi trường làm việc dễ tiếp cận nhất.

Một số tính năng cụ thể của phần mềm thiết kế trang sức này:

- Công cụ mô phỏng 3-D tự do biên tập và chỉnh sửa các hình theo theo tưởng tượng của người dùng.
- Độ chính xác khi tiến hành thiết kế và chế tạo các vật dụng kỹ thuật hoặc trang sức cao.
- Tương thích các phần mềm thiết kế, soạn thảo, phân tích, rendering, hoạt hình khác.
- Là một phần mềm rất dễ học và sử dụng, hỗ trợ cho công việc của người dùng chuyên nghiệp hơn.
- Có thể sử dụng trên một máy tính có cấu hình thông thường.

Vẽ thiết kế trang sức 3D bằng phần mềm

Gemvision Matrix

- Matrix Gemvision là phần mềm vẽ trang sức 3D chuyên dùng cho để thiết kế và tạo ra nên những mô hình đồ trang sức 3D chuẩn mực . Matrix Gemvision là một trong những công cụ thiết kế CAD được các nhà thiết kế trang sức ưa chuộng với nhiều tính năng và công cụ lệnh phù hợp với việc thiết kế nữ trang 3D.
- Matrix Gemvision được đánh giá là phần mềm vẽ trang sức 3D tạo ra các mô hình trang sức sáng tạo hơn so với tất những phần mềm nữ trang khác vào thời điểm này. Dựa trên một chương trình kết hợp là Rhino, sở hữu những tính năng giao diện của Gemvision. Sự sáng tạo, khả năng cạnh tranh, năng suất tất cả đều có trong Matrix Gemvision trừ giới hạn duy nhất là sự sáng tạo của người thiết kế, lên ý tưởng. Thông qua công cụ này bạn có thể mang sự sáng tạo của mình ra ngoài thực tế và mang lại sản phẩm tuyệt vời nhất cho khác hàng.

Matrix Gemvision hay Matrix 3D là gì?

- Matrix Gemvision là một phần mềm vẽ trang sức 3D bao gồm bộ ba sản phẩm: Rhinoceros, V-Ray và quan trọng nhất là Matrix. Matrix bao gồm tất cả các yếu tố cần thiết để mô hình hóa các đồ trang sức. Matrix có một thư viện tập hợp rất nhiều các mô hình đá quý, đá đính trang sức, các mẫu 3d sẵn có, mặt và chi tiết trang sức. Tất cả đều có thể được thay đổi, bổ sung.
- Matrix cũng được hỗ trợ để thiết kế và chuyển đổi quá trình xây dựng mô hình khi tương tác, hiên thực hóa trí tưởng tượng của các nhà thiết kế và đẩy nhanh tốc độ làm việc. So với các công cụ thiết kế mô hình đồ trang sức khác phần mềm vẽ trang sức 3D Matrix có nhiều tính năng tiên tiến hơn và đòi hỏi nhiều thời gian để học. Matrix là lý tưởng cho việc tạo ra thiết kế đồ trang sức tùy chỉnh cũng như  tạo ra các mô hình trang sức 3D từ  đầu. Mô hình đồ trang sức cuối cùng sẽ rất ấn tượng đấy.
- Matrix cũng được đánh giá rất cao trong việc cho ra những trang sức có độ chính xác gần như tuyệt đối với mô hình được thiết kế. Thông qua phần mềm vẽ trang sức 3D này bạn có thể tạo ra những trang sức photorealistic (nghệ thuật siêu thật) nổi bật với các hiệu ứng thực tế khác nhau.

Matrix 3D dành cho những ai?

- Matrix được coi là một trong những phần mềm vẽ trang sức 3D  và các công đoạn chính để thiết kế nữ trang, nó làm giảm đáng kể thời gian thực hiện, thiết kế mô hình tổng thể cũng như vị trí đặt các viên đá hay khảm vòng vảy. Tuy nhiên, Matrix vốn khá khó sử dụng nhưng mang nặng tính chuyên nghiệp, nên chỉ có những người có kinh nghiệm thiết kế hoặc đã trải qua các công cụ khác như Rhino thì mới có thể áp dụng  Matrix một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Tuy khó sử dụng nhưng Matrix lại là phần mềm  mang đến sự hoàn hảo cho các nhà thiết kế đồ trang sức CAD và những người đã sử dụng tốt Rhino muốn tăng tốc độ công việc của họ. Gemvision Matrix hỗ trợ tuyệt vời cho những ai muốn nhanh chóng tạo ra các thiết kế đẹp cho các sản phẩm trang sức của riêng họ khi muốn kết hợp sử dụng thư viện mô hình của Matrix.
- Matrix là một phần mềm vẽ trang sức 3D thích hợp cho những người vừa mới tham gia vào lĩnh vực thiết kế trang sức. Vì vậy, từ bây giờ để bạn có thể bắt đầu thiết kế với chương trình này, hãy tìm hiểu cấu trúc và nguyên tắc của nó, học hỏi từ những tài liệu thiết kế trang sức 3D và phải rèn luyện một số kỹ năng vẽ CAD.

Học thiết kế trang sức 3D bằng phần mềm

ZBrush & Sculptris 

ZBrush là phần mềm vẽ và điêu khắc 3D chuyên nghiệp với nhiều tính năng mạnh mẽ và quy trình hoạt động trực quan. Tích hợp với giao diện hiện đai, ZBrush cung cấp cho người dùng những công cụ cải tiến nhất để xử lý đồ họa 2D, 3D trên máy tính.

ZBrush là gì?

- Với rất nhiều tính năng trực quan và dễ sử dụng, ZBrush mang đến cho người dùng trải nghiệm chân thực về phần mềm thiết kế đồ họa 3D. Nhờ khả năng điêu khắc lên tới 1 tỷ đa giác, ZBrush cho phép bạn sáng tạo không giới hạn tùy theo trí tưởng tượng phong phú của mình.
- Được thiết kế với nguyên tắc hình tròn, thực đơn trong Z Brush phối hợp cùng nhau theo phương pháp phi tuyến tính và không áp đặt người dùng theo bất cứ phương pháp nào. Các tiện ích này cho phép tương tác với các mô hình 3D, hình ảnh 2D và 2.5D Pixol bằng phương pháp mới, độc nhất.
- Phiên bản mới nhất mang tên ZBrush 2020. Phần mềm ZBrush có đầy đủ các công cụ cần thiết để phác thảo 2D hoặc 3D. Bạn có thể tạo mô hình chân thực trực tiếp từ ZBrush với các hiệu ứng ánh sáng, bố cục xung quanh. Với rất nhiều tùy chọn xuất, bạn có thể in mô hình 3D hoặc sử dụng trong nhiều ứng dụng khác như làm phim hoạt hình, phim 3D…
- Nhờ công nghệ hiện đại, ZBrush cho phép điêu khắc và vẽ với hàng triệu đa giác trên máy tính thông thường mà không cần phải lo lắng về việc nâng cấp card đồ họa. Đó là lý do vì sao ZBrush được lựa chọn và tin dùng bởi rất nhiều các nhà làm phim, sản xuất game trên toàn thế giới.
- ZBrush đã tạo nên tiếng vang lớn trong ngành đồ họa 3D từ nhiều năm trước. Điển hình là ZBrush đã góp mặt trong quy trình VFX cho bộ phim The Lord of the Rings - Chúa tể những chiếc nhẫn.

ZBrush là gì?

- Với rất nhiều tính năng trực quan và dễ sử dụng, ZBrush mang đến cho người dùng trải nghiệm chân thực về phần mềm thiết kế đồ họa 3D. Nhờ khả năng điêu khắc lên tới 1 tỷ đa giác, ZBrush cho phép bạn sáng tạo không giới hạn tùy theo trí tưởng tượng phong phú của mình.
- Được thiết kế với nguyên tắc hình tròn, thực đơn trong Z Brush phối hợp cùng nhau theo phương pháp phi tuyến tính và không áp đặt người dùng theo bất cứ phương pháp nào. Các tiện ích này cho phép tương tác với các mô hình 3D, hình ảnh 2D và 2.5D Pixol bằng phương pháp mới, độc nhất.
- Phiên bản mới nhất mang tên ZBrush 2020. Phần mềm ZBrush có đầy đủ các công cụ cần thiết để phác thảo 2D hoặc 3D. Bạn có thể tạo mô hình chân thực trực tiếp từ ZBrush với các hiệu ứng ánh sáng, bố cục xung quanh. Với rất nhiều tùy chọn xuất, bạn có thể in mô hình 3D hoặc sử dụng trong nhiều ứng dụng khác như làm phim hoạt hình, phim 3D…
- Nhờ công nghệ hiện đại, ZBrush cho phép điêu khắc và vẽ với hàng triệu đa giác trên máy tính thông thường mà không cần phải lo lắng về việc nâng cấp card đồ họa. Đó là lý do vì sao ZBrush được lựa chọn và tin dùng bởi rất nhiều các nhà làm phim, sản xuất game trên toàn thế giới.
- ZBrush đã tạo nên tiếng vang lớn trong ngành đồ họa 3D từ nhiều năm trước. Điển hình là ZBrush đã góp mặt trong quy trình VFX cho bộ phim The Lord of the Rings - Chúa tể những chiếc nhẫn."  

Sau khi học xong phần mềm, bạn sẽ nắm bắt được

- Nắm bắt được các đường nét, mặt phẳng trong quá trình thiết kế    
- Học về các hình khối, biển thể khối, tạo vật trên mặt phẳng khối    
- Học các đo trọng lượng sáp    
- Kiến thức về các loại chấu, và cách dùng cho đá    

Kỹ thuật vẽ các loại hình        

Trau dồi tư duy thẩm mỹ và sự khéo tay: Một trong các yêu cầu thiết yếu của một nhà thiết kế trang sức chính là việc liện tục học hỏi và trau chuốt con mắt thẩm mỹ và đôi bàn tay khéo léo. Nó vừa giúp gia tăng độ phong phú và tạo ra những ý tưởng thiết kế trang sức mới mẽ và khả thi.    
- Nắm chắc kỹ thuật vẽ: mặt nhẫn cơ bản, mặt dây, khuyên tai, nhẫn nữ, nhẫn nam , lắc tay,.....    
- Học kỹ thuật vẽ khung    
- Cách đo tỉ lệ , kích thước và lựa chọn đá phù hợp với chấu    

Thực hành vẽ 3D các mẫu trang sức        

Thành thạo kỹ năng vẽ tay hoặc Hand sketching. Tại sao lại cần học kỹ năng phác thảo nhanh? Bởi vì, nó sẽ giúp bạn bắt trọn các ý tưởng vừa nảy sinh. Nhờ đó giúp rút ngắn thời gian sáng tạo mẫu mã. Đồng thời, giúp bạn ghi điểm trong các cuộc gặp với đối tác.    
- Thực hành vẽ nhẫn: nhẫn nam, nhẫn nữ, nhẫn cưới    
- Thực hành vẽ bông tai    
- Thực hành vẽ mặt dây    
    Thực hành vẽ lắc tay, dây chuyền      

Vận hành máy in 3D        

- Trước đây, người ta sử dụng các máy CNC 4 trục để gia công các đồ trang sức. Ngày nay, khi giá máy in 3D đã rẻ, người ta bắt đầu chuyển sang sử dụng in 3D sáp đúc. 
- Vật liệu in 3D RESIN có tính chất tương tự như sáp. Và các máy làm trang sức dùng công nghệ UV SLA RESIN.

Module 2: Tạo mẫu 

Bài 1: Lý thuyết về tạo mẫu trên sáp 

- Tạo mẫu cho trang sức trên sáp là một trong những bước thuộc quá trình chế tác trang sức. 
- Tạo mẫu sáp là bước đầu tiên sau khi đã có những ý tưởng sơ khai, bản vẽ thiết kế để tạo nên hình dáng mẫu trang sức mới.  
- Tạo mẫu cho trang sức trên sáp là một trong những bước thuộc quá trình chế tác trang sức. Các dụng cụ cần thiết ở khâu này là sáp cứng,  dao mổ nhiều kích cỡ, lưỡi cưa sáp nhỏ, mũi kim, giũa, khoan nhỏ, nhíp, cọ quét, máy tiện cỡ nhỏ… Ở bước này sẽ có 4 cách để thực hiện:    

-  Cách 1:    

Thực hiện thủ công, ở cách này người thợ cần phải sở hữu những kỹ năng riêng, kinh nghiệm lành nghề và sự khéo léo, tỉ mỉ để tránh những sai sót cao nhất.   Đầu tiên, người thợ sẽ vạch dấu trên bề mặt sáp nguyên, dạng kích thước và hình dáng tổng thể cho chi tiết.    
- Sáp có hai loại là sáp khối và sáp trụ. Các loại trang sức như hoa tai, mặt dây chuyền thì sẽ được gia công trên miếng sáp dạng tấm hoặc khối dày; còn đối với nhẫn, vòng tay sẽ được người thợ chế tác từ loại sáp hình trụ.    

Kỹ thuật tạo mẫu sáp tay trang sức

- Cần phải tính theo tỉ lệ nếu sử dụng Catalogue.    
- Đo kích cỡ hột chủ, hột phụ theo yêu cầu của khách hàng    
- Khi gia công chi tiết, người thợ có thể dùng tay thực hiện và dùng máy tiện cỡ nhỏ, vận hành với động cơ công suất thấp hoặc phải quay máy tiện bằng tay. 
- Người thợ phải thường xuyên đo và chỉnh làm sao để đảm bảo được độ chính xác của kích thước.    
- Để tăng độ dẻo hay muốn sửa lại chi tiết, thợ kim hoàn có thể cấp thêm nhiệt cho sáp bằng mũi hàn sáp. Người thợ sẽ hơ nóng đầu mũi hàn bằng ngọn lửa đèn cồn, sau đó chấm vào sáp dư rồi đắp vào chi tiết cần chỉnh sửa.    
- Có một số thợ sáng tạo hơn khi tận dụng lưỡi cưa gãy làm đầu mũi hàn.       

–  Cách 2:    

Tạo mẫu trên sáp trên phần mềm 3D    
- Sau khi người thiết kế hoàn thiện bản vẽ thiết kế sản phẩm trên phần mềm 3D, tiếp theo sẽ xuất sang máy tự động để tạo mẫu sáp.    
- Máy sẽ đưa mẫu sáp hoàn chỉnh đạt chuẩn về hình dáng cũng như kích thước trên bản vẽ thiết kế.    
- Kích thước thường được cài đặt cho máy tạo mẫu có sai số +- 3% so với kích thước của mẫu hoàn chỉnh.    
- Sau khi đã hoàn thiện mẫu, người thợ sẽ làm sạch những chi tiết thừa còn sót lại trên sáp và chỉnh sửa bằng cách cắt, gọt,…    
- Các mẫu sáp phải đạt được tới trình độ nhìn y hệt trang sức thật thì khi đúc trang sức sản phẩm mới có thể đạt yêu cầu.  

Cây thông sáp sau khi đúc 

–  Cách 3: 

- Sử dụng máy in 3D kim hoàn tạo ra từ file thiết kế 3D.    
- Đây là phương pháp in 3D với tốc độ nhanh và sự đồng nhất giữa các mẫu được tạo ra vô cùng cao. Thêm một ưu điểm của cách này nữa là chi phí gia công lại khá rẻ.    

tạo mẫu sáp bằng máy

–  Cách 4:

Kết hợp cả tay và máy trong suốt quá trình thực hiện.    
- Nếu những mẫu thiết kế là đơn giản, không cần thêm sự can thiệp bằng tay, thì chỉ cần chạy bằng máy – những con sáp chạy ra coi như hoàn thành.    
- Đối với những mẫu phức tạp có nhiều chi tiết nhỏ, cần thêm sự khéo léo của đôi tay thợ để chạm khắc những chi tiết ấy (ví dụ: vảy rồng, mắt hổ, từng cánh hoa chồng lên nhau…). Nói theo một cách khác, phần nào có thể hoàn thành được bằng máy thì người ta vẽ trên 3D và để máy chạy ra.    
Đến phần nào quá chi tiết cần đến đôi tay thao tác thì người thợ sẽ tự mình khắc thêm dựa trên mẫu sáp do máy chạy ra ấy.    
- Theo quan sát, sản phẩm được gia công bằng tay thường là tinh xảo, nhìn có hồn và chiếm được thiện cảm hơn.    
- Ở đây có sự xuất hiện của hai loại sáp: sáp cứng và sáp mềm. Sáp cứng là sáp tạo hình – thường có màu xanh ngọc hay xanh lá, và sáp mềm dùng để đúc – thường thấy ở màu hồng sáng. Sáp mềm còn gọi là sáp lỏng, vì nó thường ở dạng lỏng, cho đến khi nó được bơm vào mô và để nguội thì mới cứng lại.   

Cấy sáp cây thông

Bài 2: Kỹ thuật chế tác Cà Rá Kết 

- Phương pháp đo đạc cụ thể, chính xác.
- Phương pháp chia khoảng cách giữa các viên đá, tính độ co rút của sáp.
- Phương pháp tính trọng lượng sáp ra trọng lượng kim loại.

Bài 3: Kỹ thuật chế tác Cà Rá Chấu Bi   

Bài 4: Kỹ Thuật Chế Tác Nhẫn Nam – Nữ Đa Dạng Chấu

- Đo kích cỡ của sản phẩm mẫu.
- Cần phải tính theo tỉ lệ nếu sử dụng Catalogue.
- Đo kích cỡ hột chủ, hột phụ theo yêu cầu của khách hàng.

Bài 5: Phương Pháp Tạo Hình Nổi Trên Sáp  

- Phương pháp đắp nổi hình trên phôi sáp
- Phương pháp giũa gọt tạo dáng.

Ôn tập cuối khóa:   

- Lên ý tưởng cho học viên sáng tạo những sản phẩm mới 
- Sữa chữa và phối hợp sáp cứng và sáp mềm 
- Giúp học viên tư duy và phát triển thêm những kỹ năng liên quan đến chế tác, sáng tạo; kết hợp các vật liệu khác nhau để tạo nên những sản phẩm có giá trị mỹ thuật, kỹ thuật.

Thi kết thúc khóa học

Module 3: Công nghệ đúc

Tạo khuôn Silicon        

- Để tạo khuôn Silicone, chúng ta cần một khung. Dễ dàng kiểm soát được silicone sẽ không tràn ra sau khi đổ vào. Nếu muốn tự làm khung, hãy xác định kích thước của vật thể trước khi muốn tái tạo.

Cách tạo khuôn đúc silicone không cần khuôn mẫu

- Để tạo khuôn đúc silicone không cần khuôn mẫu, hãy đổ silicone vào bát có chứa hỗn hợp nước và xà bông. Sau đó, bọc mẫu trắng đã chuẩn bị bằng silicone dẻo. Đảm bảo sử dụng đủ khối lượng. Nếu tiết kiệm silicone, khuôn sẽ trở nên giòn và không ổn định.

Cách tạo khuôn đúc Silicon

Chú ý: Muốn đúc khuôn silicone theo cách này, khuôn phải có một then ở cuối để có thể lấy vật ra khỏi khuôn. Ngoài ra, khuôn có thể được mở ra sau khi cứng.

Cách làm Khuôn nhựa – Đôi điều cần lưu ý trước khi bắt đầu

Trước khi bắt đầu đúc khuôn, bạn cần cân nhắc trước những điều sau:

- Bề mặt khoảng trống như thế nào? Rất mịn hay nó có rãnh, cạnh hoặc đồ trang trí? Điều này rất quan trọng để quyết định độ cứng tốt nhất của silicone. Nếu bề mặt trống không đều, bạn nên sử dụng Silicone mềm để dễ dáng tháo khuôn. Với mẫu trống đơn giản hơn, silicone có độ cứng cao hơn cũng có tác dụng.
- Sản phẩm đổ khuôn bằng vật liệu nào? Lưu ý này cũng rất quan trọng khi chọn độ cứng phù hợp. 

Chú ý: Để có thể tự làm khuôn silicone, không nhất thiết phải là loại silicone đặc biệt đắt tiền. Cũng có thể sử dụng silicone dùng trong phòng tắm, loại này rẻ hơn nhiều. Tuy nhiên, khi sử dụng silicone phòng tắm, chỉ có thể sử dụng nó để làm các khuôn silicone đơn giản. 

Cách tạo khuôn đúc silicone cho nhựa thông

Làm khuôn đúc silicone nghe có vẻ rất khó. Nhưng với hướng dẫn từng bước, sẽ không có vấn đề gì. Ngay cả đối với bạn là người mới bắt đầu để chế tạo khuôn âm bản thành công.

Tạo khung

- Khung đúc silicone được xử lý chống rò rỉ không gây ra các vết nứt sau đúc khuôn. Ngoài ra, khung phải bao bọc hoàn toàn khoảng trống.
- Mặt nền của nguyên mẫu phải nhẵn giúp silicone thừa thoát ra ngoài. Dùng súng bắn keo nóng để dán các mặt vào tấm đế. Các mối nối của khuôn phải được làm kín hoàn toàn bằng hợp chất tạo mẫu. Có thể dùng tăm bông để làm mịn hợp chất.
- Tháo khuôn khi khung hoàn thành. Mặt phải hướng lên trên. Sản phẩm có thể được gắn vào tấm đế bằng một số băng dính hai mặt hoặc một giọt keo nóng. Cố định chỗ trống đủ tốt để nó không bị trượt khi bạn đổ khối silicone vào.

Trộn silicone

- Sau khi đã cân lượng silicone cần thiết, bạn trộn hai thành phần theo tỷ lệ 1: 1. Để trộn, bạn sử dụng một cốc trộn và một thìa gỗ. Hãy cẩn thận để không lãng phí quá nhiều silicone.
- Bạn nên trộn nhiều phần nhỏ thay vì một phần lớn silicone. Silicone có thể được trộn dễ dàng hơn mà không bị vón cục. Vì silicone rất cứng, nên hầu như không thể khuấy một lượng lớn silicone. Vì vậy, tốt hơn là bạn nên chia nhỏ silicone bằng cách sử dụng một số cốc nhỏ.

Kỹ thuật tạo khuôn đúc Silicon

Đổ silicone

- Nếu bạn đã chọn gỗ làm vật liệu để tạo khung, nên phun chất trơn trước khi đổ silicone vào . Ngoài ra, bạn cũng có thể phủ dầu lên khung. Chú ý: Không phải tất cả các loại dầu đều tương thích với silicone.
- Tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất trước.
- Đổ silicone vào một vật lớn có bề mặt nhẵn khá dễ dàng. Silicone lỏng được đổ từ từ từ độ cao tương đối lớn vào mẫu.
- Cuối cùng, bọt khí phải được loại bỏ khỏi silicone đúc. Để làm điều này, cẩn thận gõ nhẹ tất cả bốn cạnh của khung để không khí có thể thoát ra. Sau đó, bạn có thể để cho khuôn cứng lại.

Tháo khuôn đúc silicone đã hoàn thành

- Thời gian đóng rắn khuôn silicone phụ thuộc vào loại silicone và kích thước. Nếu muốn kiểm tra xem silicone đã hoàn toàn đóng rắn hay chưa, bạn có thể dùng ngón tay ấn nhẹ vào khuôn. Nếu khối đã cứng lại, khuôn silicone lúc này có thể tháo khung. Nếu khung được xử lý kỹ bằng dầu, cũng dễ dàng tháo khuôn. Để làm thẳng mép, tốt nhất là dùng kéo, dao thảm hoặc dao mổ.
- Để giữ cho silicone dẻo dai, có thể xoa bột tan sau khi tháo khỏi khung và sau mỗi lần sử dụng.

Làm khuôn đúc silicon hai lớp nhựa dẻo

Khi làm việc với nhựa epoxy, có thể tạo ra các vật thể ba chiều, ấn tượng. Từ đó có thể đúc các vật liệu khác nhau như đá, hoa hoặc các vật thể khác.
Với khuôn silicone hai lớp, các bộ phận có kích thước khác nhau và vật liệu khác nhau có thể được kết hợp với nhau mà không gặp vấn đề gì.
Ngoài các vật liệu đã được liệt kê ở trên cho một khuôn đơn giản, bạn cũng sẽ cần một số đất nặn cho khuôn hai lớp. Với điều này, bạn lấp đầy nửa khung. Sau đó bề mặt phải được làm nhẵn và các góc được lót tốt.

Bây giờ, ấn một nửa phần trống vào đất sét và đổ silicon vào khung. Sau khi cứng lại, bột và khuôn silicone được lấy ra. Khuôn silicone đã hoàn thành được đặt trực tiếp trở lại khung. Chỗ trống sau đó được đặt vào chỗ lõm đã làm trước đó. Để có thể tách các nửa khuôn ra khỏi nhau sau này, bạn phải trải khuôn bằng Vaseline trước khi đổ silicone lỏng vào khuôn một lần nữa. Hợp chất silicone này cũng phải cứng tốt.

Khuôn đúc Silicon

Khuôn silicone có đường trang trí

Khuôn silicone trang trí thẩm mỹ là một thách thức cụ thể. Khoảng trống có đường cắt có các góc và cạnh nhô ra, có thể nhìn thấy rõ ràng, có thể cản trở khi chúng được lấy ra khỏi khuôn. Nếu những đường cắt dưới này tương đối nhỏ và bạn đang sử dụng silicone mềm (Shore 0 đến 20), những cạnh này sẽ không gây ra bất kỳ vấn đề lớn nào. Khó khăn hơn một chút sẽ là trường hợp với các đường cắt lớn hơn. Trong trường hợp này, bạn nên làm khuôn hai mảnh hoặc thậm chí nhiều mảnh. Bạn nên quyết định trong mọi trường hợp đối với cao su silicon mềm dẻo và chú ý tỉ mỉ khi lấy vật ra khỏi vật đó không được quá tay.

Chú ý: Nếu không thể tháo khuôn theo cách thông thường, bạn có thể cắt khuôn silicon ở một cạnh rồi tháo khuôn. Sau đó, vết cắt thu được có thể được đóng lại bằng cách gắn một số cao su rất chặt vào khuôn. Điều này giúp cho việc tháo phần đúc ra khỏi khuôn âm sau này rất dễ dàng.

Khuôn silicone cho nhựa – Các mẹo và thủ thuật có giá trị

- Nếu bạn phải đóng trước một khung gỗ quá tốn kém, thì có một giải pháp thay thế rất đơn giản . Lấy một tấm đế làm bằng gỗ bào mịn, sau đó đặt một khung làm bằng gạch Lego mà bạn dán vào tấm. Với điều này, bạn hoàn toàn linh hoạt về kích thước và hình dạng. Khi trám bít và sau đó đổ silicone vào, bạn tiến hành tương tự như với khung gỗ.
- Nhiệt độ phòng tối ưu cho silicone khô là từ 18 ° và 22 ° C. Nếu nhiệt độ cao hơn, vật liệu có thể bị vón cục do khô quá nhanh. Nếu nhiệt độ phòng thấp hơn 18 ° C, quá trình làm khô bị kéo dài một cách không cần thiết.

Một mẹo nhỏ khác nếu bạn không chắc mình thực sự cần bao nhiêu silicone: Dựng khung gỗ như mô tả và cố định phần trống của bạn vào tấm đế. Bây giờ đổ đầy gạo vào khuôn cho đến khi nó cao hơn vật thể khoảng một cm. Vì trọng lượng của gạo tương ứng với lượng silicone cần thiết, bạn chỉ cần cân nó bây giờ.

Một mẹo quan trọng ở phần cuối: Để không đánh mất niềm vui khi bắt đầu dự án của bạn, trước tiên hãy lập kế hoạch với hình thức tương đối đơn giản và dành thời gian cho việc thực hiện . Dần dần bạn có thể tăng mức độ khó.

Làm thế nào để làm sạch khuôn

Với những lời khuyên của chúng tôi, bạn sẽ lấy lại khuôn silicone trong tình trạng hoàn hảo.

- Đơn giản chỉ cần đặt nhựa epoxy không rắn vào tủ đông . Cái lạnh làm cho nhựa lỏng kết tinh và hư hỏng lớn nhất được sửa chữa. Thủ thuật này cũng hoạt động với nhựa UV, nhưng ở đây bạn nên thử nó với thời gian đóng rắn lâu hơn. Vui lòng chỉ đặt khuôn silicone của bạn đã được đóng gói và dán nhãn vào tủ đông. Tốt nhất là vào một ngăn trống. Phải tránh tiếp xúc với thức ăn trong mọi trường hợp.
- Hầu hết nhựa bây giờ sẽ dễ dàng loại bỏ, chỉ để lại tàn dư. Tốt nhất nên tẩy những thứ này bằng nhiều nước rửa chén , bạn dùng găng tay chà xát lên vết mốc và rửa sạch bằng nước. Đặt khuôn trên một miếng vải không xơ để làm khô.
- Trong khi đó, khuôn trông đẹp hơn và về lý thuyết có thể được sử dụng lại. Nhưng các chất cặn sẽ dính vào nhựa mới. Đối với tất cả những người theo chủ nghĩa hoàn hảo, những người muốn đầu tư thêm 5 – 10 phút làm việc, giờ đây họ sử dụng băng dính. Chỉ cần sử dụng mặt kết dính để lấy nhựa, bột màu và cặn long lanh còn lại ra khỏi khuôn và khuôn sẽ trông như mới và sẵn sàng cho lần đúc nhựa tiếp theo của bạn

Làm thế nào để ngăn ngừa các vấn đề với khuôn silicone

- Không nổ súng tại Khuôn. Đốt cháy bọt khí là một phương pháp phổ biến để loại bỏ bọt khí khó chịu trong nhựa. Nhưng hãy cẩn thận: Tránh tiếp xúc với silicone. Khuôn silicon có thể được làm nóng lên đến 180 ° C trong thời gian ngắn. Bật lửa đạt nhiệt độ từ 800 ° đến 1300 ° C – quá nhiều.
- Trộn nhựa theo hướng dẫn đóng gói. Ngay cả những sai lệch nhỏ nhất cũng có thể khiến nhựa trở nên ấm không cần thiết và do đó khiến nấm mốc của bạn nhanh lão hóa hơn.
- Chỉ sử dụng màu phù hợp với nhựa thông. Sơn acrylic có thể khiến nhựa sôi và làm hỏng khuôn của bạn.
- Không bao giờ làm sạch khuôn silicone của bạn bằng bọt biển hoặc các vật dụng có tính axit khác.
- Bạn có thể sử dụng các đại lý phát hành. Các chất giải phóng sẽ làm suy giảm độ hoàn thiện của tác phẩm nhựa của bạn, nhưng sẽ giúp khuôn silicone của bạn tồn tại lâu hơn. Đề xuất của chúng tôi: Chỉ sử dụng chất giải phóng cho các hình dạng phức tạp khó tạo khuôn hoặc nếu bạn đã nhận thấy rằng chất lượng khuôn silicone của mình đang giảm sút.

Cấy sáp cây thông        

Bơm sáp

- Trong công đoạn này thì thiết bị được sử dụng chính là máy bơm hay còn được gọi là máy phun sáp. Ngoài ra, người ta còn sử dụng bột phấn để đạp vào các ổ đá của mô hay dùng keo xịt silicon để xịt vào các mô đã sử dụng lâu ngày và bị bịt lại. Đầu tiên, người thợ sẽ dùng phấn rồi đập vào giữa hai lớp mô. Sau đó đóng mô lại cho khớp, xong đặt mô và hai miếng mica để định vị, sát một mép. Công đoạn này tùy theo khuôn hay mức độ của mô dày hay mỏng để đặt một hay nhiều tấm mica.

- Sau đó, người thợ sẽ đẩy toàn bộ mô dày và mica vào đế định vị của máy bơm sáp. Phải quan sát cẩn thận và chú ý cao độ để đặt sao cho lỗ của ống rót của tấm mô (tấm mô này đã được vạch thành rãnh bên trong để dẫn sáp lỏng) có khớp với ống bơm của máy. Điều chỉnh lượng sáp lỏng sẽ bơm vào khuôn và chạy máy. Sau khoảng 5 giây là hoàn tất quá trình bơm, mô sẽ được lấy ra và để nguội cho sáp có thời gian khô lại.

- Khi bơm sáp, phải đảm bảo chất lượng sáp lỏng được bơm đầy và bơm đủ vào trong mô. Điều đó có nghĩa là không dư đến trào ra ngoài cũng như không bị thiếu hụt, sau khi xong thì các mẫu đều phải được bơm đều như nhau. Nếu không làm tốt điều này thì sẽ xuất hiện những mẫu bơm bị lỗi. Sau thời gian chờ khoảng một tiếng thì sáp khô cứng và được ấy ra khỏi mô, bước tiếp theo là kiểm tra chỉnh sửa lại bề mặt và các chi tiết của mẫu bằng phương pháp hàn sáp hay gọt giũa.

Đặc điểm của những con sáp này là có màu hồng tuy không dễ tạo hình sáp cứng nhưng không phải là không điều chỉnh được.

Cắm sáp cây thông

Cắm cây thông

- Bạn có muốn biết thế nào là “cắm cây thông”? Đây là từ dùng trong chuyên ngành trang sức, cắm cây thông là công đoạn nối những con sáp ở trên vào một ống rót trước khi đem đúc.

- Ngoài ra ở công đoạn này còn sử dụng từ “láp”. Láp ở đây thực chất là những ống hình trụ có đục lỗ tròn đều đặn làm bằng kim loại có thể chịu được nhiệt độ rất cao của lò nung, thường được làm bằng sáp. Bên dưới láp vành tròn xòe ra thành đế, đế lớn và dày hơn phần trên. Láp được đặt mua với số lượng lớn để phục vụ sản xuất, với nhiều kích thước tùy vào trường hợp sử dụng.

- Các mẫu sáo được nối đến một ống rót chính. Bản thân ống rót này cũng được tạo thành tương tự như những con sáp. Chính là bơm sáp lỏng và mô hình ống trụ. Khi đó ống rót được cố định trên một đế cao su trước, các con sáp riêng rẽ không tiếp xúc trực tiếp với nhau. Mà chỉ được nối thông nhau qua các nhánh rót là những nhánh phụ chĩa ra từ ống rót chính.

- Ở công đoạn này, người thợ sẽ đem cân cây thông, từ đó sẽ tính được trọng lượng kim loại để đúc. Phụ thuộc vào loại kim loại sử dụng sẽ tính toán trọng lượng của cây thông. Tiếp theo cây thông sẽ được cắm vào một đế cao su tròn có đường kính lớn hơn đường kính lớn nhất bao quanh cây thông.

- Người thợ sẽ chọn láp có đường kính và chiều cao phù hợp với đế cao su và cây thông đó. Rồi úp vào, gắn chặt vào đế cao su đó, dán kín băng keo xung quanh, phải chú ý là thật kín, quấn chặt ở phần đáy. Khi làm với số lượng lớn thì các láp có chứa cây thông như thế sẽ được mang tới phòng đúc.

- Đặc biệt đối với những mẫu trang sức được thiết kế có gắn đá lên thì trước giai đoạn cắm cây thông này. Những con sáp của mẫu cũng được gắn đá lên trước, vị trí như khi nó đã được hoàn thành.

- Sau khi gắn lên xong, chúng sẽ được cắm lên cây thông, quy trình y như những sản phẩm không gắn đá khác. Khi đúc ra trang sức bằng kim loại quý những hột ấy sẽ đính sẵn trên sản phẩm luôn. Đây là cách làm mới, trước đây, người thợ kim hoàn phải làm theo phương pháp truyền thống là đúc hẳn ra thành kim loại thật rồi mới gắn đá lên.

Phương pháp cắm cây thông có thể sử dụng cho nhiều loại trang sức như nhẫn, vòng tay, mặt dây chuyền...    

Tạo khuôn thạch cao trang sức      

- Sau khi đã chuẩn bị và tính toán xong thành phần để hợp kim hóa, thợ kim hoàn sẽ cho kim loại vào nấu. Và thêm một chút hàn the vào rồi dùng mỏ đốt khè lửa vào chén để nấu chảy kim loại. Những chén này có rất nhiều trong xưởng đúc, nhưng loại tốt nhất được đánh giá cao là thạch cao.

- Bước tiếp theo, hợp kim nóng chảy được rót vào khuôn, để khuôn ổn định trong vài phút rồi đem nhúng láp vào trong nước lạnh đột ngột. Nó sẽ khiến khuôn thạch cao bị nứt rồi vỡ ra. Khi đó, ta sẽ thu được thành phẩm của quá trình đúc là một hay nhiều mẫu trang sức ở dạng thô chưa được gọt giũa còn dính trên cây thông.

- Rồi sau đó sản phẩm phải trải qua một bước nữa đó là khử lớp oxy hóa và các tạp chất bằng cách rửa trong dung dịch axit. Để các tạp chất cũng như lớp oxy hóa này làm giảm độ bóng bề mặt và gây khó khăn trong các công đoạn sau.

Đúc sản phẩm trang sức        

Đúc trang sức là một hình thức nghệ thuật đã tồn tại từ rất lâu đời, trải qua hàng triệu năm từ thời nguyên thuỷ đến tận ngày nay. Ngay từ thời cổ thì loài người đã biết nấu chảy kim loại, người thợ sẽ đổ vàng, bạc được nung chảy vào các khuôn đã được tạo hình.

Kỹ thuật đúc sản phẩm trang sức

Các giai đoạn đúc trang sức

  1. Đúc trang sức là một trong những gia đoạn trong quá trình chế tác trang sức, và đây thực chất là quá trình nung chảy sáp và nung khuôn thạch cao.
  2. Dựa vào trọng lượng của kim loại đã tính từ giai đoạn trước, người thợ sẽ ước lượng thạch cao vừa đủ để đổ vào khuôn. Thạch cao được pha với tỷ lệ 1gr thạch cao = 40cc nước. Sau đó dùng máy khuấy sao đến khi thạch cao tan hết.
  3. Tiếp theo, thợ sẽ đặt chậu thạch cao vào máy hút chân không trong khoảng 1 – 2 phút. Sau khi lấy thạch cao được lấy ra khỏi máy thì sẽ được đổ vào các lap để kiểm tra lại.  Để chắc chắn thân lap đã được bọc kín, nếu không thạch cao sẽ chảy tràn ra ngoài.
  4. Sau đó các láp này sẽ được bọc kín (nếu không thạch cao sẽ chảy tràn ra ngoài) sau đó sẽ xếp vào máy chân không để hút hết bọt khí đọng trong láp. Nếu còn tồn tại bọt khí và khi tiếp xúc với bề mặt mẫu sáp thì sẽ bị lỗi khi đúc. Khi đã chắc chắn bọt khí được hút ra hết, thợ kim hoàn sẽ chờ cho thạch cao đông lại rồi khô hẳn. Thời gian này tùy theo kích thước sáp mà lâu hay nhanh có thể khoảng 1 đến 2 tiếng.
  5. Chờ cho thạch cao khô hẳn đi chúng khi đó đã bọc cả cây thông thành một khối. Lúc này, người thợ mới dần dần gỡ lớp băng keo bọc bên ngoài cây thông ra. Cho vào lò nung tự động để sáp trong khuôn chảy ra hết, nhiệt độ dùng ở giai đoạn này lên đến khoảng 300 độ C.
  6. Sau khi đã nung cho sáp chảy hết, người thợ tiếp tục cho vào lò nung thạch cao tự động. Với mục đích nung cho khuôn thạch cao chín, nhiệt độ trong lò khi này rơi vào khoảng 650 đến 750 độ C. Và phải được điều chỉnh cẩn thận trong vài giờ đầu để tránh sự rạn nứt xảy ra cho khuôn.

Đúc kim loại

- Để đúc kim loại nóng chảy, nhiệt độ ống thép phải được hạ đến một nhiệt độ xác định và duy trì khi ra khỏi lò. Nhiệt độ này thay đổi tùy thuộc vào loại kim loại được đúc.
- Đối với vàng, nhiệt độ ở ống thép cần duy trì là 600 độ C trong một giờ trước khi ra khỏi lò. Và tiếp tục duy trì ở khoảng 450-600 độ C sau khi lấy ra khỏi lò.
Còn đối với bạc thì thấp hơn vàng khoảng 100 độ C.
- Sau khi quá trình cấp nhiệt cho láp hoàn tất, thợ kim hoàn đặt láp vào thiết bị đúc.
- Lap sẽ được đem từ phòng ép mô xuống, có thể nhiều hay ít. Điều cơ bản đối với quá trình này là hoàn thành tất cả các tính toán thành phần trước khi bắt đầu quy trình hợp kim hóa.
- Bạc, đồng và chất trợ dung là ba thành phần chính cần phải có khi chuẩn bị hợp kim hóa.

Đúc sản phẩm trang sức

Các kỹ thuật đúc trang sức

Đúc trang sức ly tâm

- Đúc trang sức ly tâm sử dụng lực của máy ly tâm để tạo ra quán tính cần thiết để ném vàng vào khoang rỗng.
- Sau khi đốt cháy, bình được đặt trong một cái nôi trên một cánh tay xoay thẳng hàng với một cốc nung trong đó vàng hoặc bạch kim sẽ bị nóng chảy.
-Tùy thuộc vào thiết bị và cơ sở vật chất của xưởng, nồi nấu kim loại sẽ được làm nóng bằng lò cao tần , cảm ứng hoặc đèn khò để làm chảy kim loại, trong khi cánh tay ở vị trí nghiêng.
- Khi kim loại quý ở nhiệt độ tới hạn, máy ly tâm được giải phóng và kim loại được kéo ra khỏi nồi nấu với tốc độ cao, đổ đầy bình trước khi nó dừng lại.

Đúc trang sức chân không

- Nguyên tắc đằng sau đúc chân không rất giống với đúc đúc ly tâm.
- Một lần nữa, vàng nóng chảy phải được đưa vào với một lực đẩy đủ lớn để cho phép nó đi qua các lòng khuôn trước khi nguội.
- Thiết bị được sử dụng để đúc chân không đòi hỏi bình phải được nạp trong ống trong buồng để cho phép chân không cưỡng bức hít kim loại nóng chảy vào khuôn khi nó được rót hoặc lấy ra."        

Bài 5: Tách sản phẩm khỏi khuôn đúc

- Phương pháp làm nguội khuôn đúc, tách cây thông sản phẩm khỏi khuôn đúc
- Công đoạn rửa khuôn đúc, tách toàn bộ kim loại dư khỏi khuôn 
- Thao tác tách sản phẩm khỏi khuôn cây thông 
- Cách loại bỏ tạp chất và khử oxy hóa trên sản phẩm

Module 4: Chế tác - làm nguội

    "Bạn có bao giờ tự hỏi, những đồ trang sức – đồ kim hoàn mỹ nghệ được làm ra như thế nào?Có phải người ta sử dụng những dụng cụ cầm tay để khoan phá, mài dũa khối vàng, bạc, đá quý để nên hình chiếc nhẫn, vòng tay?"    
Thực sự, để làm ra một sản phẩm nữ trang, cần qua khá nhiều công đoạn tỉ mẫn mà người xưa đã từng thực hiện, chỉ có điều, ngày nay có nhiều máy móc hỗ trợ.           

Giới thiệu tổng quan các công đoạn chế tác:  

      
  1. Chuẩn bị công cụ sử dụng trong chế tác trang sức  
  2.    
  3. Giũa sản phẩm trang sức    
  4.    
  5. Chà giấy nhám sản phẩm trang sức 
  6.    
  7. Cưa tạo hình sản phẩm
  8.    
  9. Khoan, mài sản phẩm 
  10.    
  11. Hàn, nối sản phẩm     
  12.    
  13. Vào đá cho sản phẩm     
  14.    
  15. Đánh bóng sản phẩm     
  16.    
  17. Xi, mạ sản phẩm     
  18.    
  19. Khắc laser sản phẩm 

1. Công cụ sử dụng trong chế tác trang sức 

- Trước đây, những người làm thợ kim hoàn hồi xưa phải làm tất cả mọi thứ bằng tay và không có sự hỗ trợ của bất cứ dụng cụ nào. Tuy nhiên, hiện nay, với công nghệ kỹ thuật phát triển, đồ nghề thợ bạc cũng có nhiều sự thay đổi. Người làm bạc sẽ không mất quá nhiều thời gian và công sức để chế tạo những món trang sức bằng bạc.    
- Đồ nghề thợ bạc (đồ nghề kim hoàn) sẽ bao gồm các thiết bị gọt dũa cơ bản, cùng với thiết bị dùng để lắp ráp đồ kim loại thành các món trang sức. Bên cạnh đó, thợ làm bạc còn cần có máy mài, máy đánh bóng đá quý. Đây là những đồ nghề cơ bản của những thợ làm bạc.    
- Ngày nay, mỗi người thợ làm bạc sẽ đảm nhận một nhiệm vụ riêng chứ không phải là người xuyên suốt thực hiện chế tác cho đến khi thành phẩm. Chính sự phân chia này đã giúp cho các sản phẩm làm bằng bạc trở nên tinh xảo và đẹp hơn đến từng chi tiết nhỏ.    

Skymond- Gắn đá vào ổ trên trang sức

2. Giũa sản phẩm  

- Độ mịn của giũa được chia theo ba cấp tùy theo kích cỡ răng giũa. Cỡ răng càng lớn, tốc độ giũa càng cao, nhưng có thể để lại các vết xước, việc chà bóng bằng giấy nhám sẽ trở nên khó hơn.    
- Bạn cần nhớ, các giũa bằng thép chỉ cắt được theo hành trình chiều răng giũa. Khi kéo giũa ngược, răng giũa có thể bị mòn nếu bạn đè mạnh lên giũa. Ngoài giũa thép, còn sử dụng loại giũa kim cương với ưu điểm mạch giũa đồng đều và không để lại vết xước trên bề mặt.    

Skymond- giũa sản phẩm cơ bản

Bảo quản và làm sạch giũa  

 - Giũa cần được bảo quản cẩn thận, bạn nên để giũa cách xa các dụng cụ khác, tránh răng giũa tiếp xúc với các bề mặt khác. Độ cứng của giũa phải thích hợp với độ cứng bề mặt gia công. Nếu dùng giũa cứng để gia công bề mặt mềm, răng giũa sẽ bị kẹt, nên có các giũa chuyên dùng cho từng loại vật liệu, vàng, bạc, đồng,…    
- Để làm sạch giũa, bạn có thể dùng xăng để rửa nhưng không được phép dùng dầu. Giũa phải để cách xa các nơi nóng, chẳng hạn mỏ hàn, lò nung,…    

3. Chà giấy nhám sản phẩm 

- Đây là công đoạn dùng để loại bỏ các vết xước sau khi giũa, thường dùng với các giấy nhám có kích cỡ khác nhau. Khi tiến hành, bạn lần lượt sử dụng từ giấy nhám thô đến giấy nhám mịn. Cỡ giấy nhám khoảng 150-1200mm, bạn chỉ cần ba cỡ. Cỡ thứ nhất trong khoảng 150-350mm, cỡ thứ hai 350-650mm và cỡ thứ ba 1000-1200mm. Bạn cần dùng tỉ lệ thích hợp giữa các cỡ. Ví dụ, nếu bạn dùng cỡ 350, cỡ thứ hai là 700 và hoàn tất với cỡ 1100.    
- Trong quá trình mài giũa sẽ xuất hiện các vết trầy xước, công đoạn này, người thợ bạc phải dùng giấy nhám với các kích cỡ, độ dày hột khác nhau để loại bỏ các vết xước ấy. Độ thô hay mịn của giấy nhám được dùng dao động từ 150 – 1200.    
- Khi chuyển từ cỡ giấy này sang cỡ giấy khác bạn phải làm sạch các vết do giũa hoặc do cỡ giấy trước đó để lại. Giũa và chà giấy nhám theo cùng chiều sẽ làm sâu thêm các vết xước, do đó trong khi giũa hoặc chà giấy nhám bạn phải thường xuyên đổi chiều, tốt nhất là theo các chiều vuông góc với nhau.    
- Người thợ phải thật tỉ mỉ, dù giũa hay chà nhám đều phải thường xuyên đổi chiều và chú ý không làm sâu thêm các vết xước. Ngoài ra, quá trình chà bóng còn cần sự hỗ trợ từ máy móc.        

Chà giấy nhám sản phẩm cơ bản

4. Cưa tạo hình sản phẩm  

- Trước khi bắt đầu chế tác sản phẩm kim hoàn cụ thể, bạn cần tạo hình thích hợp cho thỏi đúc. Các hình dạng được giới thiệu trong chương này bao gồm tấm, dây, thanh và ống. Sau khi tạo hình thích hợp, bạn có thể thực hiện các nguyên công như cưa, cắt, hàn, rèn…
- Khi tạo hình, kim loại chịu lực tác dụng khá lớn, bị biến dạng và thay đổi cấu trúc bên trong. Điều quan trọng là thường xuyên tiến hành ủ kim loại mỗi khi thực hiện mức độ biến dạng đến 50%, nhằm khôi phục tính dẻo cho kim loại, tránh hiện tượng rạn nứt hoặc phá hủy.
- Sau khi ủ, bề mặt kim loại sẽ có lớp oxy hóa, cần làm sạch bằng phương pháp nhúng trong dung dịch acid thích hợp. Sau khi khử lớp oxy hóa, cần rửa sạch kim loại trong dòng nước chảy hoặc dung dịch kiềm loãng và để khô. Sau công đoạn này, bạn có thể cán kim loại thành tấm hoặc kéo thành dây.

1.Cán

- Thiết bị cán thường được dùng để tạo hình kim loại trong xưởng kim hoàn. Sản phẩm cán thường gồm hai kiểu hình dạng cơ bản là thanh vuông và tấm. Thanh vuông được dùng để kéo dây. Tấm là hình dạng cơ bản, đôi khi được cung cấp với các chiều dày tiêu chuẩn. Tuy nhiên, bạn nên biết phương pháp cán tấm và kéo dây, do trong nhiều trường hợp, bạn cần tạo hình kim loại phù hợp với yêu cầu công việc. Ngoài ra bạn có thể áp dụng kỹ thuật này đối với các vụn kim loại phế liệu từ quá trình gia công. Từ phế liệu, bạn có thể nấu chảy, đúc, gia công và cán thành tấm.
- Khi sử dụng máy cán, bạn hãy quay tay quay khoảng nửa vòng mỗi khi đưa kim loại vào giữa trục cán, duy trì tính dẻo của kim loại bằng cách ủ và khử oxy hóa bề mặt cho đến khi đạt được hình dạng và kích thước mong muốn.

Máy cán tạo hình trang sức

2.Kéo dây

- Với máy cán, bạn có thể tạo dạng thanh cho vàng hoặc bạc, từ đó kéo thành dây. Việc kéo dây thường thực hiện với kềm và tấm kéo có các lỗ tiêu chuẩn. Bạn hãy kéo dây lần lượt qua các lỗ chuẩn từ to đến nhỏ cho đến khi đạt được đường kính mong muốn.
- Nếu bạn mua tấm kéo, cần chọn loại thép chất lượng cao, do trong quá trình sử dụng các lỗ bị mòn và mở rộng làm giảm độ chính xác. Độ chênh lệch kích cỡ giữa hai lỗ kế nhau phải không quá lớn hoặc quá nhỏ. Nếu độ chênh lệch quá lớn, dây có thể bị gãy, nếu quá nhỏ, bạn có thể tốn nhiều thời gian. Bạn cần ủ dây sau lần kéo thứ năm hoặc thứ sáu, trước khi kéo bạn nên bôi sáp lên bề mặt dây để giảm ma sát.

Kéo dây tạo hình trang sức

3.Tạo ống

- Ống là hình dạng quan trọng do dây là thành phần cơ bản trong nhiều kiểu nữ trang, chẳng hạn bản lề, cẩn đá quý… Do các ống được tạo thành từ kim loại tấm, bạn cần nắm vững kỹ thuật hàn. Việc tạo ống tương đối đơn giản, cần có khuôn với các rãnh thích hợp và các loại búa đầu nhọn, đầu tròn, và búa đầu gỗ hoặc cao su. Mặt búa phải có độ bóng thích hợp, tránh để lại các vết xước trên thành ống.

Búa tạo hình trang sức

Công thức cắt tấm kim loại

- Để cắt tấm kim loại hình chữ nhật một cách chính xác, bạn cần biết chiều rộng đủ cho đường kính ống. Bạn hãy dùng công thức dưới đây để tính chiều rộng tấm khi biết đường kính ngoài:
Đường kính ngoài – chiều dày tấm X 3.14 = chiều rộng tấm cần cắt
- Nếu chỉ biết đường kính trong, khi cần lắp dây bên trong ống, bạn hãy dùng công thức:
Đường kính trong + chiều dày tấm X 3.14 = chiều rộng tấm cần cắt

Phương pháp tạo ống

- Sau khi ủ tấm kim loại, bạn hãy dùng khối tạo hình, gõ búa dọc theo mặt trong của tấm, tạo hình một cách đồng nhất, cầm búa ở cuối cán búa và gõ dọc theo chiều dài tấm, tấm sẽ từ từ uốn cong tạo thành hình chữ U.
- Các mép tròn của đầu búa là rất quan trọng, mặt búa hơi lồi và không có mép sắc để tránh các vết xước trên bề mặt tấm kim loại. Bạn hãy ghép mặt dọc theo chiều dài tấm kim loại để tạo ống, kéo ống này qua một hoặc hai lỗ của tấm kéo dây để tạo hình tròn cho ống. Sau khi tạo hình bạn hãy ủ và làm sạch bề mặt ống. Điều này là rất quan trọng đối với các ống lớn. Sau khi ủ ống có thể bị hở mí, bạn phải dùng búa gõ nhẹ phía ngoài và kéo ống qua lỗ của tấm kéo. - Đặt ống thích hợp và hàn dọc theo mí. Sau khi hàn, bạn hãy giũa sạch dọc theo đường hàn và kéo ống như khi kéo dây.

Phương pháp tạo ống trang sức

Uốn cong ống

- Trong nhiều trường hợp phải uốn ống thành hình tròn hoặc oval. Khi uốn, ống phải được đổ đầy loại bột thích hợp để tránh móp lốp. Bột thông dụng là chất dẻo hoặc thạch cao có khả năng chịu áp suất. Với bạc, bạn có thể sử dụng bột nhôm, nhưng phải hết sức cẩn thận khi tháo bột ra, do nhôm có thể ăn mòn bạc ở nhiệt độ cao.
- Bột đồng được dùng với ống vàng, do đồng dễ hòa tan trong acid nitric. Tuy nhiên, khi uốn ống cần phải có sự thông gió tốt, công nhân phải sử dụng gang tay và kính bảo hộ, rửa sạch acid bằng nước.   

5. Khoan, mài sản phẩm chuyên sâu        

- Quy trình này thường được tiến hành với động cơ nhỏ, có trục mềm, còn gọi là mô tơ treo. Người thợ bạc sẽ lựa chọn cẩn thận các loại mũi khác nhau như mũi khoan, mũi nạo, mũi mài với nhiều kích thước, kiểu dáng đa dạng để gia công chi tiết cho chính xác.

Các dụng cụ tạo hình trang sức

6. Hàn, nối sản phẩm chuyên sâu        

- Hàn thường dùng để liên kết kim loại với nhau, tận dụng sự tương tác cấu trúc của các kim loại khi được nung nóng, là một khâu hết sức quan trọng trong các công đoạn chế tác trang sức. Khi kim loại nóng chảy, cấu trúc tinh thể bị phá hủy, kim loại không thể duy trì hình dạng ban đầu. Kim loại hàn sẽ ngấm sâu vào kim loại được hàn, tạo thành mối liên kết bền vững.

Quy trình hàn

- Trong quy trình hàn, kim loại hàn (solder metal) và nhiệt tương tác với nhau. Kim loại hàn là hợp kim được dùng để liên kết các kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao. Nhiệt từ mỏ hàn làm nóng chảy kim loại hàn trước khi kim loại được hàn nóng chảy. Kim loại hàn nóng chảy sẽ tràn lên bề mặt theo lực mao dẫn, cho phép nối kết các miếng kim loại được hàn với nhau.
- Bạn có thể tự chế tạo kim loại hàn, và cũng có thể mua các kim loại hàn thích hợp. Khi hàn các chi tiết phức tạp, có thể bạn phải sử dụng ba hoặc bốn kim loại hàn có nhiệt độ nóng chảy khác nhau. Kim loại hàn cứng có nhiệt độ nóng chảy cao hơn kim loại hàn trung bình hoặc mềm. Kim loại hàn thường được cung cấp ở dạng dây hoặc cuộn. Kim loại hàn hiện nay thường có sẵn thuốc hàn bên trong lõi cho phép sử dụng dễ dàng hơn.

Kỹ thuật hàn trang sức - Ảnh 1

Mỏ đốt bằng gas:

- Kim loại hàn phải được sử dụng tương ứng với kim loại được hàn. Ngoài ra bạn cần biết về thiết bị và phụ tùng được dùng khi hàn là mỏ đốt bằng gas.

Khối và tấm chịu nhiệt:

- Có nhiều loại khối và tấm chịu nhiệt khi hàn, chẳng hạn khối sợi gốm, khung lưới kim loại, tấm xoay, tấm đỡ bằng vật liệu chịu lửa.
Khung lưới kim loại cho phép phân phối nhiệt đồng đều khi hàn, thường được dùng để hàn các mối hàn lớn. Khối chịu nhiệt bằng than đá thường được sử dụng do ít gây ra sự oxy hóa, phân bố và duy trì nhiệt một cách đồng đều.

Chất trợ dung hàn:

- Việc sử dụng chất trợ dung hàn (flux) là rất quan trọng, do quá trình hàn tạo ra lớp oxy hóa bề mặt làm giảm độ liên kết mối hàn.
- Chất trợ dung phổ biến là hỗn hợp hàn the và nước. Acid boric có thể được bổ sung vào hỗn hợp để tăng nhiệt độ nóng chảy. Hàn the có một nhược điểm, khi được nung nóng có thể tạo bọt khí làm giảm chất lượng mối hàn. Hỗn hợp hàn the và nước được quét cả hai phía đường hàn sau khi khử sạch oxide.

Mỏ đốt gas:

- Mỏ đốt gas được dùng để nung nóng kim loại sao cho kim loại hàn đạt được nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt gián tiếp. Mỏ đốt còn được dùng để ủ kim loại. - Mỏ đốt chuyên dùng thường sử dụng các khí đốt như butane, propane, cộng với không khí nén được cung cấp từ máy nén.
- Mỏ đốt dùng propane được sử dụng rộng rãi trong xưởng kim hoàn, khí nén được cung cấp từ máy nén khí có động cơ điện.

Kỹ thuật hàn trang sức - Ảnh 2

Ứng dụng và thực hành:

- Trước khi hàn bạn cần làm sạch dầu mỡ và lớp oxide trên bề mặt kim loại bằng cách rửa trong dung dịch acid, sau đó rửa lại bằng nước.
- Để tạo đường hàn chất lượng cao, bạn chỉ nên dùng lượng kim loại hàn vừa đủ. Để hàn đạt yêu cầu, bạn cần có kỹ năng và khéo tay. Kim loại hàn nóng chảy thường chảy theo hướng có nhiệt độ cao, luôn luôn đến điểm nóng nhất, do đó điều quan trọng là phải cấp nhiệt đồng đều cho toàn bộ kim loại được hàn. Nếu bạn chỉ cấp nhiệt cho kim loại hàn mà không cấp nhiệt cho kim loại được hàn, kim loại hàn sẽ nóng chảy tạo thành các giọt hình cầu không ngấm vào đường hàn. Bạn cần cấp nhiệt đồng đều cho cả hai miếng kim loại được hàn. Phía nóng hơn sẽ thu hút nhiều kim loại hàn hơn do đó mối hàn sẽ xấu hoặc không dính.
- Nói chung, trong xưởng thường dùng 3 loại kim loại hàn với nhiệt độ nóng chảy khác nhau. Mối hàn thứ nhất thường sử dụng kim loại hàn cứng có nhiệt độ nóng chảy cao nhất. Mối hàn thứ hai thường dùng kim loại hàn có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn,…

Các quy định về an toàn:

- Mọi mỏ hàn đều sử dụng loại gas thích hợp, thường kèm theo ống dẫn gas. Bạn cần thay ống dẫn gas khi có dấu hiệu rạn nứt hoặc hư hại. Mỏ hàn được trang bị bộ lọc, bộ chống cháy ngược, các van và các thiết bị an toàn khác. Nơi làm việc của bạn phải được thông gió đầy đủ. Theo quy định mới bạn không nên sử dụng khối chịu nhiệt có chứa amiant, do đây là chất độc gây ra các bệnh về phổi và đường hô hấp.

Loại bỏ lớp oxide sau khi hàn:

Sau khi để nguội, bạn cần loại bỏ lớp oxide bề mặt bằng dung dịch acid thích hợp, sau đó rửa lại bằng nước. Bạn nên để khô ở nơi thoáng gió trước khi tiếp tục gia công.

Tận dụng acid đã qua sử dụng:

- Dung dịch acid cũ hoặc đã qua sử dụng có thể được tận dụng làm dung dịch mạ đồng, do acid này bão hòa với các ion tự do. Bạn cần trung hòa acid đã qua sử dụng bằng dung dịch kiềm thích hợp trước khi loại bỏ chúng.

Kỹ thuật hàn trong chế tác trang sức

- Các nguyên vật liệu cần chuẩn bị cho quy trình hàn bao gồm mỏ đốt bằng gas, khối và tấm chịu nhiệt, chất trợ dung hàn, acid…"         

7. Vào đá cho sản phẩm 

- Vào đá là đặt đá quý vào giá đỡ. Đối với những chi tiết nhỏ như thế, cần phải có lực tác dụng thật mạnh thì đá mới vào được giá đỡ. Do thế, người ta cần một thứ để định vị cố định trang sức lại mới vào đá được. Trang sức sẽ được định vị vào một loại sáp định vị – thường được gọi là “khằn”. Khằn bên ngoài ta thấy đó là một chất màu đỏ sậm, khi hơ lửa thì trở nên rất nóng và tan chảy ra. Lấy ống phụt kè lửa vào đó cho thật nóng rồi mới đưa mẫu trang sức vào, sao cho mặt cần vào đá quay lên phía trên. Đợi một lúc cho khằn thật cứng và mẫu trang sức được định vị vững trong khằn, khi đó thợ có thể yên tâm vào đá.    

- Một khi người thợ kim hoàn xác định được chính xác kiểu dáng cuối cùng của tất cả các thành phần, những viên đá phù hợp sẽ được lựa chọn để gắn lên giá đỡ, chấu… Người thợ vào đá sẽ xem xét, phân tích kích cỡ cần thiết của từng viên rồi điều chỉnh cho phù hợp. Sau đó, họ kiểm tra vị trí của mỗi viên đá bằng cách dùng nhíp đặt nó vào đúng vị trí dự kiến, ép sát thanh gài (hay ngàm, chấu, mấu, giá đỡ…) và viên đá sao cho thật chắc và thật chặt. Trong quá trình này, người thợ ghi nhận bất cứ sự sai lệch tiềm ẩn nào và chỉnh sửa chúng bằng các dụng cụ cần thiết để tạo nên hình khối lý tưởng. Giai đoạn này, viên đá được đặt thế nào và vẻ đẹp tổng thể chung của nó ra sao là phụ thuộc vào mắt thẩm mỹ của thợ bạc. Tiếp đó, họ phải kiểm tra tiếp kĩ càng cả món trang sức dưới nhiều góc độ khác nhau để nhận biết những sai sót có thể có, dù là nhỏ nhất. Họ cũng kiểm tra bằng cách úp ngược khằn lại, vỗ vỗ đáy để xem hột đá có bị rớt ra không. Nếu mọi việc đều ổn, hột đá không rớt ra, việc kiểm tra coi như hoàn tất.    

Kỹ thuật gắn đá trang sức - Ảnh 1

- Sau khi hoàn tất việc kiểm tra, muốn lấy món trang sức ra khỏi sáp định vị, thợ bạc lại khè lửa vào để lấy ra. Lúc này mẫu trang sức có thể bị dính một lớp khằn cứng ở những chi tiết nhỏ hay những ngóc ngách, thợ bạc sẽ xử lí bằng cách ngâm vào xăng và đợi một thời gian ngắn, tiếp đó sẽ rửa lại cho sạch, rồi bỏ vào máy rung một lúc là khằn sẽ biến mất hết. Nói một cách đơn giản là thợ sẽ cho món trang sức cần làm sạch vào một cái lon đựng xăng, và đặt lon này trên máy rung. Đối với những trang sức có nhiều chi tiết phức tạp, nhiều ngóc ngách hoặc đính nhiều hột đá, khằn sẽ bám nhiều, do đó, thời gian rung có thể dài hơn, lên đến 10 phút. Những trang sức khác đơn giản hơn có thể chỉ từ 3 đến 5 phút. Giai đoạn này được gọi nôm na là “rung bằng xăng cho sạch”.    
- Sau khi rung xong, thợ phải quay lại quá trình làm nguội một lần nữa, do trong lúc vào đá, trang sức lại bị trầy xước. Có điều những trầy xước lần nãy sẽ tinh hơn và ít hơn lần còn là mẫu thô trước đó.

Dưới bàn tay tài hoa của những nghệ nhân, kết hợp với sự tinh xảo, tỉ mỉ của các kỹ thuật chế tác, những viên đá quý với vẻ đẹp riêng đã được tôn vinh trên những sản phẩm trang sức, tạo giá trị và tính thẩm mỹ vượt trội. Hãy cùng tìm hiểu một số kỹ thuật gắn đá cơ bản , yếu tố quan trọng để làm nên giá trị của một sản phẩm trang sức.

Những kỹ thuật gắn đá cơ bản

Prong setting

- Đây là kiều kỹ thuật gắn đá cơ bản nhất để giữ viên đá ở vị tri cố định, bằng cách giữ viên đá với ổ đá có 4 hoặc 6 chấu. Kiểu chế tác này tạo ấn tượng mẫu trang sức nhẹ nhàng, tinh tế và viên kim cương phản chiếu được ánh sáng một cách tối đa.

Pave setting

- Là sự sắp xếp những viên đá nhỏ gần nhau sao cho giữa chúng trông không có khoảng cách nào mà giống như nằm trên cùng một bề mặt. Trong kỹ thuật pave, các nghệ nhân thường sử dụng các chấu kim loại siêu nhỏ để giữ cố định các viên đá

Kỹ thuật gắn đá trang sức - Ảnh 2

Tension setting

- Điều đặc biệt của thiết kế này là không hề sử dụng chấu để cố định viên đá, thay vào đó, viên đá hoàn toàn “tự do”. Có tên Tension là bởi viên đá được cố định bằng lực ép của phần khung. Tại điểm giao tiếp giữa viên đá và kim loại, nghệ nhân kim hoàn sẽ cắt một rãnh nhỏ để viên đá có thể nằm vững chắc ở giữa. Và kiểu chế tác này được đánh giá là có khả năng giữ cố định viên đá tốt nhất.

Bar setting

- Kỹ thuật chế tác kết các viên đá thành một dải, trong đó mỗi viên đá được giữ cố bởi hệ thống ổ và các thanh vàng xen kẽ. Kiểu chế tác này thường được sử dụng với các thiết kế nhẫn dạng band, tạo ấn tượng thanh mảnh, nhẹ nhàng. 

Kĩ thuật gắn đá trang sức - Ảnh 3      

8. Đánh bóng sản phẩm chuyên sâu        

Có hai bước để làm cho món trang sức đạt được độ bóng như gương (gọi tắt là độ bóng gương) là đánh bóng và mài bóng.    
- Đầu tiên, những người thợ ở khâu này sẽ xem xét thật cẩn thận chi tiết cần đánh bóng rồi mới lựa chọn dụng cụ đánh bóng thích hợp. Khi đánh bóng, người ta sẽ đánh với hai loại lơ trắng và lơ đỏ. Theo chỉ dẫn của các thợ, thì một loại là làm cho sáng lên, còn một loại làm cho mòn đi những chỗ xước nhỏ còn lại sau khi đã chà qua giấy nhám mịn. Cách sử dụng:    
    + Lơ trắng thì đánh khô, chỉ cần đưa lơ vào bàn chải rồi đánh bóng thôi.    
    + Lơ đỏ thì cạo lơ ra, quậy nó sền sệt với xăng để đánh bóng.    

- Để tránh làm tròn các cạnh mép cần độ sắc sảo thì người thợ sẽ dùng máy mài cứng để mài cho những bề mặt phằng và bánh mài với các dây thép cứng cho các dạng hình tròn. Tiếp theo là hoàn thiện hơn bề mặt bằng cách mài bóng với bột mài có độ cứng thấp, rồi lại giảm độ cứng xuống bằng cách mài với nỉ. Cuối cùng, phải làm sạch toàn bộ chi tiết, rửa sạch với nước nóng và xà bông, sau đó cho vào máy rung vài phút rồi lau thật khô.    

Kỹ thuật đánh bóng sản phẩm trang sức

9. Xi, mạ sản phẩm 

Người thợ sử dụng máy xi và nước xi để xi món đồ này, xi bằng tay. Họ có năm lựa chọn để xi: xi bạc, xi trắng, xi vàng, xi hai màu hoặc xi màu đồng. Họ có thể xi bằng một lớp plantinum (bạch kim) hoặc rhodium (kim loại trắng quý) để bảo vệ món trang sức và lâu bị mờ.    
- Mục đích chính của xi mạ là làm cho sản phẩm đẹp, chống ăn mòn và tăng giá trị sản phẩm, phục vụ chủ yếu cho mục đích thương mại. Mục đích ban đầu của xi mạ đơn giản chỉ là làm đẹp, cho nên có nhiều trường hợp lớp xi mạ bị bong ra, khiến chi tiết bị rỉ sét và trở nên xấu. Hiện nay, hai mục đích trên đã được kết hợp lại là: vừa bền, vừa đẹp. Mặt khác, xi mạ cũng là một yếu tố góp phần làm tăng tuổi thọ của sản phẩm lên. Một món trang sức bằng vàng sau khi đã xi mạ hoàn chính có thể giữ được đến 1 năm mà không bị đen, trang sức bạc sẽ sáng được trong 6 tháng, trong khi nếu không xi mạ thì số thời gian đó ngắn hơn. Dĩ nhiên, không có món trang sức nào là sáng đẹp vĩnh cửu. Sau khoảng thời gian nhất định đó, các trang sức cần được đem đến các thợ để “bảo hành”, tức đánh bóng, xi mạ lại, chưa kể là phải làm mờ đi những vết trầy xước gây ra rất nhiều trong hoạt động thường ngày người sử dụng.    
- Thời gian mạ lâu hay mau là tùy kích thước món đồ, và cũng tùy theo ý khách hàng muốn lớp mạ của trang sức mình dày hay mỏng. Nếu muốn dày thì để càng lâu nó sẽ dày, có khi đến vài phút. Ngược lại, lớp xi mạ càng mỏng thì càng tốn ít thời gian, có khi chỉ 30s, đặt vào một chút rồi lấy trang sức ra.    
- Nguyên lí mạ chia làm hai loại lớn, là mạ điện và mạ trao đổi ion.    

Nguyên lý mạ điện: 

- Công nghệ mạ điện thông dụng thường được thực hiện bằng hệ thống gồm có: điện cực, các bể mạ dùng để chứa dung dịch điện li và hóa chất thích hợp cho xử lí vật cần mạ, nguồn điện cung cấp các dạng dòng mạ, các thiết bị phụ trợ nhằm ổn định nhiệt độ, pH, thành phần …    
- Nguyên lý của mạ điện là quá trình điện phân khi dòng điện chạy qua dung dịch điện phân. Chi tiết cần mạ được nhúng vào dung dịch điện phân (thường là dung dịch các muối kim loại cần mạ) và được nối với cực âm (katốt). Cực dương (anốt) là thanh kim loại đồng chất với lớp mạ. Khi dòng điện chạy qua, những ion kim loại của cực dương hoà tan trong dung dịch điện phân hoặc những ion dương của dung dịch điện phân sẽ bám lên bề mặt chi tiết cần mạ.       

Đặc điểm

    + Lớp mạ có độ bám cao, độ cứng tuỳ thuộc vào việc chọn vật liệu mạ.    
    + Kim loại gốc (vật cần mạ) không bị nung nóng do đó tính chất cơ học và hình dạng không bị thay đổi.    
    + Khuyết điểm của phương pháp mạ điện là khi lớp mạ dày thì thời gian mạ phải dài ra. Hơn nữa khi lớp mạ dày thì tính chất của nó cũng kém đi.    

- Ở đây, các thợ xi mạ không xài những bể mạ lớn, mà chỉ ở quy mô nhỏ bằng cách sử dụng những hũ thủy tinh nhỏ và mạ từng cái. Tuy vậy họ cũng cho biết, trong tương lai, công ty sẽ phát triển quy mô hơn, sử dụng những bể mạ lớn hơn và công việc mạ sẽ không dừng lại ở mức thủ công như vậy nữa. Số lượng sản phẩm mỗi lần được mạ sẽ là số lượng lớn.    

Nguyên lý mạ trao đổi ion:    

- IP ( Ion plating – Mạ Ion), ở đó điện tích (-) hay (+) hoà vào kết cấu mạng tinh thể kim loại tạo nước mạ thấm  sâu và khó phân rã, theo nghĩa đơn giản là mạ điện tích.    

10. Khắc laser sản phẩm 

 Để có thể cắt Laser kim loại trên nhẫn đạt độ chính xác cao thì bạn cần thông qua 3 bước cơ bản sau:    
    Bước 1: Người thợ kim hoàn tạo ra bản thiết kế file khắc trên máy chủ.    
    Bước 2: Chuyển file đó sang máy Laser.    
    Bước 3: Máy Laser đã được cài đặt sẵn phần mềm khắc tự động sẽ tiến hành khắc theo mẫu.    

Khắc laze tạo hình trang sức

Lưu ý: khi thao tác laser trên sản phẩm cần cẩn thận, chú ý cố định chuẩn sản phẩm tránh xô lệch gây tình trạng xấu, hỏng, .... Kiểm tra kỹ sản phẩm sau khi khắc laser    

Module 5: Kiểm định vàng, đá quý

Phần I: Kiểm định vàng        

Bài 1: Lý thuyết về các loại vàng, bạc và các kim loại quý         

- Vàng nguyên liệu         

Vàng nguyên liệu ngay từ cái tên đã có thể hiểu được nó là vàng gì, đây là loại vàng làm nguyên liệu để sản xuất trang sức mỹ nghệ. Có thể nói là loại vàng nhập khẩu về để gia công thành những sản phẩm trang sức vàng bán trên thị trường. Vàng nguyên liệu  là loại vàng chưa được gia công, chưa có bất kỳ thương hiệu nào chỉ bán ở dạng khối lớn. Vàng nguyên liệu hoàn toàn nguyên chất 99,99% gọi là vàng nguyên liệu 9999, còn có các loại vàng nguyên liệu khác như 18k, 14k….

Vàng nguyên liệu là gì?

Sau khi nhận vàng nguyên liệu về thì các đơn vị chế tác sản xuất mới tiến hành nung nấu, uốn ép các kiểu để vàng trở thành những hình thù, thiết kế theo yêu cầu. Đa phần vàng nguyên liệu ở Việt Nam được nhập từ nước ngoài về. Giá vàng nguyên liệu thấp hơn nhiều so với vàng miếng hay vàng trang sức."    

- Vàng trang sức 
Vàng ta là gì?

Vàng ta hay còn gọi là vàng 24k là một trong các vàng nguyên chất ít bị pha lẫn những kim loại khác. Hiện nay ở Việt Nam có 3 loại vàng ta: 99,9%, 98,5% và 98%. Trong đó vàng 99,99% còn gọi là vàng 9999, vàng 24k là loại vàng nguyên chất nhất.

Vàng ta là gì ?

Vàng ta nguyên chất nên thường có màu vàng ánh kim đậm nó có giá trị hơn so với những loại vàng tây. Vàng ta có đặc tính mềm, chịu va đập kém nên ít khi được dùng để chạm khắc và làm trang sức vàng, thông thường chỉ được sử dụng trong những dịp đặc biệt như cưới hỏi hay mua vàng để dự trữ bán lấy lời hoặc đầu tư.

Vàng tây là gì?

Vàng tây không phải là hợp kim giữa vàng và một số kim loại khác. Tùy theo hàm lượng vàng nguyên chất trong đó mà ta sẽ có nhiều loại vàng tây ví dụ như vàng 9k, vàng 10k, vàng 14k, vàng 18k…

Chữ K (Karat), một đơn vị đo độ tinh khiết của các loại vàng (độ tinh khiết là hàm lượng vàng nguyên chất có trong sản phẩm đó). Theo quy định quốc tế thì hàm lượng vàng nguyên chất 99.99% gọi là vàng 24k hay vàng 10 tuổi. Vậy thì hàm lượng vàng nguyên chất của những loại vàng khác sẽ giảm theo số “k” tương ứng. Cách tính: lấy số k (kara) chia cho 24 sẽ bằng hàm lượng vàng cũng chính là tuổi vàng.

Nhẫn cưới vàng 18k kim cương

Ví dụ: muốn biết hàm lượng vàng nguyên chất trong vàng 10k là bao nhiêu thì ta lấy 10 chia cho 24 bằng 0.42. Như vậy trông vàng 10k chỉ có 42% là vàng. Còn lại 58% hợp kim khác, người trong nghề gọi là “hội”.

Lưu ý: Tùy theo quốc gia, lãnh thổ ,địa phương …tập quán mà người ta thích sử dụng những loại trang sức vàng có karat khác nhau. Người Mỹ thường sử dụng vàng 14k trong khi đó người Canada lại thích vàng 21k, người Pháp thì vàng 18k. Người Ý thì chỉ sử dụng vàng 9k và 10k. Vì lẽ đó chúng ta hay gặp các cách gọi như nhẫn cưới 14k, nhẫn cưới 18k v.v.. dùng để phân biệt các loại vàng.

Phân loại vàng theo màu sắc

Tùy theo nhu cầu sử dụng khác nhau của vàng trang sức mà nghệ nhân kim hoàn sẽ chọn lựa những kim loại quý khác với tỉ lệ thích hợp nấu chảy cùng với vàng để tạo ra hợp kim vàng có màu sắc thích hợp. Nhờ đó, vàng có thể có rất nhiều màu sắc như: vàng vàng, vàng trắng, vàng hồng,… tùy theo nhu cầu.

Lưu ý: Giá trị của vàng trang sức vẫn được bảo đảm bằng hàm lượng vàng nguyên chất có trong nó, mà không hề bị thay đổi theo màu sắc.

Vàng vàng

Đây là màu sắc thông dụng và truyền thống trong chế tác trang sức vàng. Vàng vàng có sắc vàng ấm và sáng tùy theo những hợp kim đi chung như bạc hay đồng. Sắc vàng sẽ thay đổi tùy theo hàm lượng vàng nguyên chất cao hay thấp, hàm lượng vàng nguyên chất càng cao thì màu sắc sẽ càng đậm.

Nhẫn cưới vàng vàng

Vàng vàng 18K thường chứa 75% vàng nguyên chất, 15% đồng và 10% bạc
Vàng vàng 14K thường chứa 58.3-58.5% vàng nguyên chất, 29% đồng và 12.5% bạc

Vàng trắng

Vàng trắng có giá trị thẩm mỹ cao. Chúng ta có thể mang trang sức vàng trắng thay thế cho bạch kim. Vì bạch kim có nhiệt độ nóng chảy quá cao cùng những đặc tính khác nên giá thành từ chất liệu và công nghệ chế tác trang sức bằng bạch kim rất cao, gấp 1,5 tới 2 lần so với vàng trắng.

Thành phần của vàng trắng gồm có vàng và những loại kim loại quý hiếm như Paladium, Bạc, v.v.. Màu vàng của vàng biến mất trong vàng trắng vì tính chất đặc biệt của hợp kim.

Nhẫn cưới vàng trắng

Vàng trắng 18K thường chứa 75% vàng nguyên chất, 25% Palladium
Vàng trắng 14K thường chứa 58.3% vàng nguyên chất, 32.2% bạc và 9.5% palladium

Thông thường vàng trắng 9K, 10K, 14k có màu trắng sáng đẹp hơn sao với vàng 18k (vì hàm lượng vàng nguyên chất trong vàng trắng càng cao thì độ trắng càng giảm). Thông thường vàng trắng được phủ thêm một lớp rhodium để tăng cường vẻ trắng sáng lung linh, khác hẳn với màu trắng xám của inox hay trắng lạnh của đồ mạ crom, trắng nhạt của bạc.

Vàng hồng

Vàng hồng đang lên ngôi và thống trị xu hướng trang sức vàng quốc tế bởi vẻ hiện đại và mới lạ. Sắc vàng hồng ghi điểm nhờ sự kết hợp màu sắc tuyệt vời từ đồng và bạc. Hàm lượng đồng càng nhiều, sắc hồng càng đậm. Trong 3 sắc vàng: vàng vàng, vàng hồng, vàng trắng thì màu vàng hồng có độ cứng tốt nhất.

Sắc vàng hồng thích hợp với hầu hết mọi loại da. Vàng hồng đang trở thành một loại trang sức thời thượng, lấn chiếm sang nhiều ngành thời trang.

Nhẫn cưới vàng hồng

Vàng hồng 18K thường chứa 75% vàng nguyên chất, 22.25% đồng và 2.75% bạc
Vàng hồng 14K thường chứa 58.3% vàng nguyên chất, 32.7% đồng và 10% bạc"    

- Kim loại Platin

Trang sức Platin là không còn mới lạ tại Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn có một vài người lầm tưởng rằng Platin – Bạch kim là tên gọi khác của vàng trắng nhưng thực tế, đây là hai chất liệu chế tác trang sức hoàn toàn khác nhau. Những tiêu chí dưới đây sẽ giúp khách hàng phân biệt và lựa chọn đúng loại trang sức mình cần.

Khác biệt về bản chất

- Platin là kim loại quý hiếm đứng vị trí thứ 2  trong top 10 kim loại quý hiếm nhất thế giới, không bị oxy hóa, có tính chống ăn mòn cao, không tan trong axit và chịu được nhiệt độ ở khoảng gần 1.800 độ C. Cũng chính vì những đặc tính đó nên việc tạo ra được các sản phẩm Platin nguyên chất là điều không thể. Thông thường hàm lượng Platin chỉ chiếm 80% (PT800), 85% (PT850) hoặc 90% (PT900) trong hợp kim.

Phân biệt trang sức Platin và vàng trắng - Ảnh 1

- Trong khi đó, vàng trắng là sự kết hợp của vàng nguyên chất (Au) với các kim loại màu trắng khác (gọi chung là hội). Trong hợp kim vàng trắng có chứa hội nên khi gặp hóa chất mạnh có thể sẽ bị ăn mòn, tan trong axit và chỉ chịu được nhiệt độ ở khoảng .000 độ C.

Khả năng chế tác

- ​Platin có đặc tính chống ăn mòn cao và tỷ trọng lớn nên khá khó để chế tác được thành sản phẩm phức tạp. Thông thường, trang sức Platin có thiết kế tối giản, nhẹ nhàng nhưng những đường nét, họa tiết vẫn hiện lên sắc nét, uyển chuyển và tinh tế. Đây là kết quả của quá trình chế tác công phu, đòi hỏi đội ngũ thợ kim hoàn bậc thầy điêu luyện, khéo léo và có nhiều thời gian để mài giũa, trau chuốt cho sản phẩm.

Phân biệt trang sức Platin và vàng trắng - Ảnh 2

- Vàng trắng có độ mềm dẻo cao hơn Platin nên dễ chế tác thành các món trang sức với nhiều chi tiết, đường nét cầu kỳ. Điều này khiến trang sức vàng trắng thường được chế tác với số lượng lớn, nếu không được trau chuốt kỹ lưỡng thì sản phẩm sẽ không đạt đủ các tiêu chuẩn của trang sức cao cấp.

Đặc điểm sản phẩm

- Platin sở hữu màu trắng ánh kim tự nhiên, sáng bóng, khi dùng để chế tác trang sức không cần phải xi mạ thêm bất kỳ một lớp kim loại nào. Sau thời gian dài sử dụng, sản phẩm vẫn giữ được màu sắc như ban đầu. Ngành công nghiệp trang sức thế giới đánh giá Platin là “Ông hoàng của các kim loại”. Đây cũng là chất liệu mang ý nghĩa của sự vĩnh cửu thường được các cặp uyên ương lựa chọn để chế tác nhẫn cưới như một biểu tượng của tình yêu trường tồn theo thời gian.

Phân biệt trang sức Platin và vàng trắng - Ảnh 3

- Đối với vàng trắng, màu gốc của chất liệu này là trắng ngà, khi dùng để chế tác trang sức phải phủ một lớp Rhodium - kim loại quý hơn vàng để tạo được màu trắng sáng cho sản phẩm. Khi lớp Rhodium dần mất đi, cần phải xi mạ lại để giữ được vẻ trắng sáng như ban đầu cho trang sức.

Nhận biết dễ nhất ở màu sắc sau thời gian sử dụng

- Sau một thời gian sử dụng, trang sức Platin hoàn toàn giữ được màu sắc ánh kim sáng bóng như mới. Vì có tính trơ, chống ăn mòn cao nên trang sức Platin được đánh giá bền màu vĩnh cửu với thời gian.

Phân biệt trang sức Platin và vàng trắng - Ảnh 4

- Tuy nhiên, trang sức vàng trắng dù 10k, 14k hay 18k sẽ phai màu, do bị oxi hóa. Đặc biệt, màu sắc của những món trang sức vàng trắng thấp tuổi càng dễ sẽ bị xỉn màu, cũ đi rất nhiều, không sáng bóng như trang sức Platin.

Công nghệ, dây chuyền chế tác

- Việc chế tác trang sức vàng trắng không mất quá nhiều công sức, máy móc hiện đại cũng như thời gian sản xuất. Trong khi đó, trang sức Platin lại đòi hỏi nhiều sự khéo léo, thời gian và hệ thống công nghệ, đây chuyền, máy móc hiện đại. Do đó, giá của một sản phẩm trang sức Platin thường cao hơn vàng trắng 4 lần.

Phân biệt trang sức Platin và vàng trắng - Ảnh 5

- Những tín đồ của trang sức yêu thích sự mới lạ và đẳng cấp có thể lựa chọn được những thiết kế Platin ưng ý tại Skymond Luxury - thương hiệu thành công trong việc nghiên cứu và chế tác trang sức Platin hàng đầu tại Việt Nam.

Công dụng tuyệt vời với sức khỏe

- Không những là món trang sức quý giá, bền màu vĩnh cửu mà trang sức Platin còn có công dụng với sức khỏe. Các nhà khoa học phát hiện ra một điều hết sức kỳ diệu về khả năng hỗ trợ sức khoẻ của Platin. Chúng có tác dụng chống lại việc căng thẳng thần kinh.

- Dùng Platin cạo gió ở cổ tay, thái dương, dọc sống lưng sẽ làm thư giãn thần kinh, giúp giải toả căng thẳng. Đó là sự khẳng định giá trị và vị thế khác biệt của trang sức Platin.

- Hơn thế nữa, trang sức Platin tuyệt đối không gây kích ứng, kể cả người có làn da nhạy cảm nhất. Trang sức Platin là dòng trang sức an toàn nhất cho người phụ nữ đang mang bầu, cho con bú tránh những vấn đề như tiền giật thai sản, xảy thai, kích ứng da….

- Kim loại Bạc

Các loại bạc chủ yếu trên thị trường hiện nay: Bạc ta, bạc Thái, bạc Ý và bạc xi. Chúng có những đặc điểm tương tự nhau nên rất khó để phân biệt. Tuy nhiên, chúng cũng có những điểm khác nhau rất rõ, nó sẽ giúp bạn nhận biết các loại bạc. Cùng tìm hiểu những đặc điểm đó nhé!

Bạc ta

- Bạc ta là loại bạc được chế tác hạt bạc 99.99%, thuộc dòng bạc đầu tiên xuất hiện trong lịch sử trang sức bạc tuy nhiên bạc nguyên chất thường rất mềm và khó chế tác. Khi chế tác trang sức bạc ta, những người thợ kim hoàn buộc phải thêm một số phụ gia để tăng độ cứng cho bạc. Khi đó các sản phẩm trang sức bạc ta không còn được nguyên chất, nó chỉ còn 98-99%. Phần trăm bạc càng cao thì tuổi của bạc càng lớn.

Trang sức bạc ta

- Bạc ta có màu trắng đục đặc trưng, độ nhẵn bề mặt không được đánh giá cao so với các loại bạc khác. Do quá mềm nên khi chế tác đòi hỏi nhiều công sức để đạt được độ bóng. Sản phẩm có độ bóng và nhẵn cao thì công chế tác lại càng cao.

- Với món đồ mới, khi cầm vào sẽ có dấu tay, bạc sẽ bị mờ đi. Bạn cũng có thể thử bạc qua lửa, nếu bạc không bị đen mà vẫn trắng sáng thì đó là bạc ta. Tuy nhiên, đây là một cách để bạn thử món đồ sau khi đã mua về, không có một cửa hàng nào cho bạn thử với lửa món đồ trang sức của họ, vì họ sẽ phải đánh bóng lại.

- Thử nghe tiếng bạc khi ném xuống đất. Nếu phát ra tiếng phát ra âm thanh vang thì đó là bạc, ngược lại âm thanh ì thì đó là một kim loại khác. Tuy nhiên, điều đó chỉ đúng khi món trang sức của bạn được thiết kế dạng cứng như nhẫn, lắc kiềng. Đối với các loại dây mềm như vòng cổ, lắc tay, lắc chân mềm thì cách này hoàn toàn vô tác dụng.

- Một cách khác để kiểm tra món đồ trang sức của bạn có phải bạc ta xịn không, đó chính là dùng chính món đồ đó để cạo gió. Chúng mà đen thì chứng tỏ đó là món đồ “xịn”.

Bạc Thái

- Bạc Thái là loại bạc chứa 92.5% bạc nguyên chất và 7.5% các kim loại khác giúp tăng độ cứng và sáng bóng. Đặc trưng riêng chỉ có ở loại bạc này là màu hun đen, nâu, chất bạc đanh và sáng. Các sản phẩm chế tác từ loại bạc này thường rất tinh xảo, đẹp mắt và độ bóng cao. Nó cũng có các tính chất tương tự như bạc ta như kỵ gió, giải cảm. Bạn cũng có thể sử dụng các cách nhận biết bạc ta để nhận biết loại bạc này.

Bạc ta và bạc thái

Bạc Ý

- Tương tự như bạc Thái, bạc Ý cũng có thành phần bạc 92.5% và 7.5% là thành phần các kim loại quý khác để tăng độ sáng, độ bóng và độ cứng. Loại bạc này có màu trắng sáng nhất và độ bóng vượt trội so với bạc ta. Từng đường nét, chi tiết trong trang sức bạc Ý đều được chế tác tinh xảo bắt mắt.

- Khi thử qua lửa loại bạc này vẫn giữ được màu trắng như hơi mờ đục, chúng không giữ được màu ban đầu như bạc ta.

Bạc xi

- Bạc xi cũng giống như bạc Thái và bạc Ý với thành phần 92.5% là bạc lõi và 7.5% là các kim loại khác. Điểm khác biệt đó chính là lớp xi mạ bên ngoài. Trang sức bạc xi thường có bốn loại chính: xi bạch kim, xi vàng trắng và xi vàng, vàng hồng. Mỗi loại đều có màu sắc riêng biệt. Tuy nhiên để phân biệt được đâu là trang sức xi “tốt” thì rất là khó, đòi hỏi kinh nghiệm của những người trong nghề mới có khả năng này. Trong quá trình sử dụng, nếu là bạc xi “xịn” thì sẽ bị ngả màu chì đen trong khi trang sức xi chrome ngả màu đồng. Tốt nhất nếu muốn mua trang sức đẹp như dây chuyền bạc xi thì bạn nên chọn ở các cửa hàng uy tín.

 -Mỗi loại bạc đều đen đến vẻ đẹp và cá tính khác nhau cho người đeo. Yêu thích sự truyền thống bạn có thể lựa chọn trang sức từ bạc ta. Hiện đại hơn, thời trang hơn trang sức bạc, bạc có thể lựa chọn bạc 925 của Ý, Thái hay đa dạng hơn với các dòng bạc 925 xi.

- Nguyên liệu khác trong vàng trang sức: hội vàng    

- Hợp kim vàng dùng trong trang sức thường từ 9K đến 18K. Người ta pha chế hợp kim vàng bằng cách nấu chảy vàng với hội.

- Hội là một hợp kim, nhưng không có kim loại vàng và được pha chế sẵn, ở dạng hạt như đậu xanh. Các nhà sản xuất chế ra nhiều loại hội để dùng vào việc pha chế hợp kim vàng với tuổi khác nhau và màu khác nhau.  Ví dụ hội dùng pha chế vàng 18K màu vàng, 18K trắng, 18K lục, 18K đỏ… 

- Để chế hội, các nhà sản xuất nấu chảy một số kim loại (không phải vàng) với nhau, rồi đổ thành hạt nhỏ. Thường thì các thành phần kim loại và hàm lượng của chúng trong hội được các nhà sản xuất giấu kín hoặc chỉ cho biết chung chung vì đó là bí mật của họ. 

- Nhà sản xuất hội cho chỉ cho một số chi tiết về hội như: tên hội, dùng để pha chế loại vàng nào, nhiệt độ pha chế vàng hợp kim…

- Các kim loại được dùng nhiều nhất trong hội là bạc và đồng. Ngoài ra còn nhiều kim loại khác nữa như nicken, kẽm, cadmi, paladi, gali… 
- Pha chế vàng có màu cũng giống như pha màu trong học vẽ. Chỉ với hai kim loại bạc và đồng, người ta chế ra nhiều loại hội với hàm lượng của hai thành phần khác nhau là có thể tạo ra hợp kim vàng với những màu khác nhau. 
Một ví dụ như ở bảng sau cho thấy các kết quả pha chế vàng với hội (chỉ gồm bạc và đồng):

Hợp kim vàng Hàm lượng vàng % Hàm lượng hội % Màu hợp kim vàng
Bạc % Đồng %
22 K 91.6 8.4 - Vàng
91.6 5.5 2.8 Vàng
91.6 3.2 5.1 Vàng đậm
91.6 - 8.4 Hồng
18 K 75.0 25.0 - Vàng-lục
75.0 16.0 9.0 Vàng nhạt, 2N
75.0 12.5 12.5 Vàng, 3N
75.0 9.0 16.0 Hồng, 4N
75.0 4.5 20.5 Đỏ, 5N
14 K 58.5 41.5 - Lục nhạt
58.5 30.0 11.5 Vàng
58.5 9.0 32.5 Đỏ
9 K 37.5 62.5 - Trắng
37.5 55.0 7.5 Vàng nhạt
37.5 42.5 20.0 Vàng
37.5 31.25 31.25 Vàng đậm
37.5 20.0 42.5 Hồng
37.5 7.5 55.0 Đỏ

Bài 2: Lý thuyết về các phương pháp giám định tuổi vàng        

Phương pháp cảm quang

- Thử bằng ngọn lửa: dùng ngọn lửa đèn xì nung chảy tập trung tại một điểm bất kỳ của chiếc nhẫn. khi để nguội chỗ bị đốt chảy để lại bề mặt bóng là không lẫn đồng, nếu phần bị đốt cháy không nhẵn bóng mà bề mặt gai gọi là vàng sạn tức là lẫn đồng. Sau khi thử chảy bóng tại một điểm, nhúng nước để nguội lau khô. Gõ chiếc nhẫn lên mặt đe bằng thép nếu chỉ nghe tiếng “bịch” mà không có âm ngân thì được gọi là vàng tốt. Trong dân gian có câu “Vàng câm, Bạc cạch” ý nói hai thứ kim loại này khi gõ không phát ra tiếng kêu có âm ngân là chất lượng của kim loại đạt độ tinh khiết cao. Nếu khi gõ phát ra tiếng kêu “keng” càng rõ là vàng tây càng thấp tuổi.

Kiểm tra vàng bằng ngọn lửa

- Thử Tuổi vàng bằng đá thử và mẫu chuẩn (chùm vị) phương pháp này thường được sử dụng nhiều nhất với các lái buôn:

+ Để kiểm tra xem vật thể có phải là vàng hoặc có hàm lượng vàng hay không? Trước tiên ta mài hoặc trà giấy nhám lên một chỗ trên bề mặt của vật thể, chấm lên chỗ đã mài một vài giọt Axít Nitric (HNO3) nếu thấy có hiện tượng sủi bọt là hiện tượng đồng (Cu) phản ứngvới HNO3 có thể kết luận là không phải vàng hoặc nếu có vàng thì hàm lượng rất ít.

+ Dụng cụ thử vàng bằng phương pháp thử đá gồm có: một hòn đá màu đen, bề mặt nhẵn chịu được axít cùng với một chùm mẫu gồm nhiều thanh kim loại sâu lại giống như chùm chìa khoá. Trên mỗi thanh kim loại đó người ta gắn một mẩu vàng, mẫu có độ tuổi theo thứ tự từ thấp đến cao dùng làm mẫu chuẩn.

Cách thử: ta mài một chỗ của vật thể lên hòn đá đen tạo thành một vệt rõ ràng trên bề mặt đá. qua đó ước chừng độ tuổi tương đối của vật thể, sau đó chọn mẫu đã biết hàm lượng có độ tuổi tương ứng sát trên và dưới mức tuổi ước đoán của vật thể. Chà tiếp hai vết vàng của hai mẫu đã chọn bên cạnh vết ban đầu tạo thành ba vết song song trên bề mặt hòn đá. Dùng Axít Nitric (HNO3) phủ lên bề mặt của ba vết đã chà, sau vài ba giây quan sát thấy trên bề mặt của hòn đá để lại các vết có ánh kim của vàng. so sánh vết chà đầu tiên có màu sắc, mật độ ánh kim giống với vết cọ nào của mẫu thử thì kết luận tuổi vàng của vật thể trùng với tuổi vàng của mẫu đó.

Độ chính xác của phương pháp thử này chỉ là tương đối .    

Phương pháp tỷ trọng         

Là sự vận dụng định luật Acsimét (áp xuất trong lòng chất lỏng) và khối lượng riêng của vật chất để xác định thành phần của vật chất đó. Người ta đem cân khối lượng của vật thử (cân khô), sau đó cân vật thử trong nước tinh khiết. hai số liệu cân này được nhập vào máy vi tính xử lý theo phương trình lập sẵn sẽ cho kếtquả là hàm lượng vàng(% ?) có trong vật thử.

Nhược điểm của phương pháp này là không thử được hàng rỗng và hàng có gắn đá. Muốn thử phải gỡ đá và nấu chảy sản phẩm thử thành một khối đông đặc mới đo tuổi được."    

Phương pháp quang phổ         

Dùng máy có nguồn phát tia X (một dạng máy phóng xạ nhẹ) và đầu thu có màng bằng nguyên tố Bari. chiếu quét tia X lên bề mặt vật thể, sự phản xạ ngược lại của kim loại được truyền vào máy tính xử lý mật độ, tần số sóng phản xạ theo chương trình lập sẵn để báo kết quả hàm lượng vàng, bạc, đồng là bao nhiêu.

Nhược điểm của phương pháp này: Tia X chỉ chiếu quét trên bề mặt, không xuyên sâu trước khi thử phải trà hết lớp si mạ của sản phẩm.  

Bài 3: Thực hành giám định tuổi vàng         

  • Lựa chọn phương pháp giám định phù hợp
  • Vận hành máy
  • Các lưu ý
2

Đăng ký ngay

Bài viết liên quan