Khóa học nhập hàng trang sức

HỌC VIỆN CEZAN |Tin tức - sự kiện | Cập nhật: 17/06/2022

2

Mục lục

Phần I: Kiểm định vàng        

Bài 1: Lý thuyết về các loại vàng, bạc và các kim loại quý         

- Vàng nguyên liệu         

Vàng nguyên liệu ngay từ cái tên đã có thể hiểu được nó là vàng gì, đây là loại vàng làm nguyên liệu để sản xuất trang sức mỹ nghệ. Có thể nói là loại vàng nhập khẩu về để gia công thành những sản phẩm trang sức vàng bán trên thị trường. Vàng nguyên liệu  là loại vàng chưa được gia công, chưa có bất kỳ thương hiệu nào chỉ bán ở dạng khối lớn. Vàng nguyên liệu hoàn toàn nguyên chất 99,99% gọi là vàng nguyên liệu 9999, còn có các loại vàng nguyên liệu khác như 18k, 14k…

Vàng nguyên liệu là gì?

Sau khi nhận vàng nguyên liệu về thì các đơn vị chế tác sản xuất mới tiến hành nung nấu, uốn ép các kiểu để vàng trở thành những hình thù, thiết kế theo yêu cầu. Đa phần vàng nguyên liệu ở Việt Nam được nhập từ nước ngoài về. Giá vàng nguyên liệu thấp hơn nhiều so với vàng miếng hay vàng trang sức."    

- Vàng trang sức 

Vàng ta là gì?

Vàng ta hay còn gọi là vàng 24k là một trong các vàng nguyên chất ít bị pha lẫn những kim loại khác. Hiện nay ở Việt Nam có 3 loại vàng ta: 99,9%, 98,5% và 98%. Trong đó vàng 99,99% còn gọi là vàng 9999, vàng 24k là loại vàng nguyên chất nhất.

Vàng ta là gì ?

Vàng ta nguyên chất nên thường có màu vàng ánh kim đậm nó có giá trị hơn so với những loại vàng tây. Vàng ta có đặc tính mềm, chịu va đập kém nên ít khi được dùng để chạm khắc và làm trang sức vàng, thông thường chỉ được sử dụng trong những dịp đặc biệt như cưới hỏi hay mua vàng để dự trữ bán lấy lời hoặc đầu tư.

Vàng tây là gì?

Vàng tây không phải là hợp kim giữa vàng và một số kim loại khác. Tùy theo hàm lượng vàng nguyên chất trong đó mà ta sẽ có nhiều loại vàng tây ví dụ như vàng 9k, vàng 10k, vàng 14k, vàng 18k…

Chữ K (Karat), một đơn vị đo độ tinh khiết của các loại vàng (độ tinh khiết là hàm lượng vàng nguyên chất có trong sản phẩm đó). Theo quy định quốc tế thì hàm lượng vàng nguyên chất 99.99% gọi là vàng 24k hay vàng 10 tuổi. Vậy thì hàm lượng vàng nguyên chất của những loại vàng khác sẽ giảm theo số “k” tương ứng. Cách tính: lấy số k (kara) chia cho 24 sẽ bằng hàm lượng vàng cũng chính là tuổi vàng.

Nhẫn cưới vàng 18k kim cương

Ví dụ: muốn biết hàm lượng vàng nguyên chất trong vàng 10k là bao nhiêu thì ta lấy 10 chia cho 24 bằng 0.42. Như vậy trông vàng 10k chỉ có 42% là vàng. Còn lại 58% hợp kim khác, người trong nghề gọi là “hội”.

Lưu ý: Tùy theo quốc gia, lãnh thổ ,địa phương …tập quán mà người ta thích sử dụng những loại trang sức vàng có karat khác nhau. Người Mỹ thường sử dụng vàng 14k trong khi đó người Canada lại thích vàng 21k, người Pháp thì vàng 18k. Người Ý thì chỉ sử dụng vàng 9k và 10k. Vì lẽ đó chúng ta hay gặp các cách gọi như nhẫn cưới 14k, nhẫn cưới 18k v.v.. dùng để phân biệt các loại vàng.

Phân loại vàng theo màu sắc

Tùy theo nhu cầu sử dụng khác nhau của vàng trang sức mà nghệ nhân kim hoàn sẽ chọn lựa những kim loại quý khác với tỉ lệ thích hợp nấu chảy cùng với vàng để tạo ra hợp kim vàng có màu sắc thích hợp. Nhờ đó, vàng có thể có rất nhiều màu sắc như: vàng vàng, vàng trắng, vàng hồng,… tùy theo nhu cầu.

Lưu ý: Giá trị của vàng trang sức vẫn được bảo đảm bằng hàm lượng vàng nguyên chất có trong nó, mà không hề bị thay đổi theo màu sắc.

Vàng vàng

Đây là màu sắc thông dụng và truyền thống trong chế tác trang sức vàng. Vàng vàng có sắc vàng ấm và sáng tùy theo những hợp kim đi chung như bạc hay đồng. Sắc vàng sẽ thay đổi tùy theo hàm lượng vàng nguyên chất cao hay thấp, hàm lượng vàng nguyên chất càng cao thì màu sắc sẽ càng đậm.

Nhẫn cưới vàng vàng

Vàng vàng 18K thường chứa 75% vàng nguyên chất, 15% đồng và 10% bạc
Vàng vàng 14K thường chứa 58.3-58.5% vàng nguyên chất, 29% đồng và 12.5% bạc

Vàng trắng

Vàng trắng có giá trị thẩm mỹ cao. Chúng ta có thể mang trang sức vàng trắng thay thế cho bạch kim. Vì bạch kim có nhiệt độ nóng chảy quá cao cùng những đặc tính khác nên giá thành từ chất liệu và công nghệ chế tác trang sức bằng bạch kim rất cao, gấp 1,5 tới 2 lần so với vàng trắng.

Thành phần của vàng trắng gồm có vàng và những loại kim loại quý hiếm như Paladium, Bạc, v.v.. Màu vàng của vàng biến mất trong vàng trắng vì tính chất đặc biệt của hợp kim.

Nhẫn cưới vàng trắng

Vàng trắng 18K thường chứa 75% vàng nguyên chất, 25% Palladium
Vàng trắng 14K thường chứa 58.3% vàng nguyên chất, 32.2% bạc và 9.5% palladium

Thông thường vàng trắng 9K, 10K, 14k có màu trắng sáng đẹp hơn sao với vàng 18k (vì hàm lượng vàng nguyên chất trong vàng trắng càng cao thì độ trắng càng giảm). Thông thường vàng trắng được phủ thêm một lớp rhodium để tăng cường vẻ trắng sáng lung linh, khác hẳn với màu trắng xám của inox hay trắng lạnh của đồ mạ crom, trắng nhạt của bạc.

Vàng hồng

Vàng hồng đang lên ngôi và thống trị xu hướng trang sức vàng quốc tế bởi vẻ hiện đại và mới lạ. Sắc vàng hồng ghi điểm nhờ sự kết hợp màu sắc tuyệt vời từ đồng và bạc. Hàm lượng đồng càng nhiều, sắc hồng càng đậm. Trong 3 sắc vàng: vàng vàng, vàng hồng, vàng trắng thì màu vàng hồng có độ cứng tốt nhất.

Sắc vàng hồng thích hợp với hầu hết mọi loại da. Vàng hồng đang trở thành một loại trang sức thời thượng, lấn chiếm sang nhiều ngành thời trang.

Nhẫn cưới vàng hồng

Vàng hồng 18K thường chứa 75% vàng nguyên chất, 22.25% đồng và 2.75% bạc
Vàng hồng 14K thường chứa 58.3% vàng nguyên chất, 32.7% đồng và 10% bạc"    

- Kim loại Platin

Trang sức Platin là không còn mới lạ tại Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn có một vài người lầm tưởng rằng Platin – Bạch kim là tên gọi khác của vàng trắng nhưng thực tế, đây là hai chất liệu chế tác trang sức hoàn toàn khác nhau. Những tiêu chí dưới đây sẽ giúp khách hàng phân biệt và lựa chọn đúng loại trang sức mình cần.

Khác biệt về bản chất

- Platin là kim loại quý hiếm đứng vị trí thứ 2  trong top 10 kim loại quý hiếm nhất thế giới, không bị oxy hóa, có tính chống ăn mòn cao, không tan trong axit và chịu được nhiệt độ ở khoảng gần 1.800 độ C. Cũng chính vì những đặc tính đó nên việc tạo ra được các sản phẩm Platin nguyên chất là điều không thể. Thông thường hàm lượng Platin chỉ chiếm 80% (PT800), 85% (PT850) hoặc 90% (PT900) trong hợp kim.

Phân biệt trang sức Platin và vàng trắng - Ảnh 1

- Trong khi đó, vàng trắng là sự kết hợp của vàng nguyên chất (Au) với các kim loại màu trắng khác (gọi chung là hội). Trong hợp kim vàng trắng có chứa hội nên khi gặp hóa chất mạnh có thể sẽ bị ăn mòn, tan trong axit và chỉ chịu được nhiệt độ ở khoảng .000 độ C.

Khả năng chế tác

- ​Platin có đặc tính chống ăn mòn cao và tỷ trọng lớn nên khá khó để chế tác được thành sản phẩm phức tạp. Thông thường, trang sức Platin có thiết kế tối giản, nhẹ nhàng nhưng những đường nét, họa tiết vẫn hiện lên sắc nét, uyển chuyển và tinh tế. Đây là kết quả của quá trình chế tác công phu, đòi hỏi đội ngũ thợ kim hoàn bậc thầy điêu luyện, khéo léo và có nhiều thời gian để mài giũa, trau chuốt cho sản phẩm.

Phân biệt trang sức Platin và vàng trắng - Ảnh 2

- Vàng trắng có độ mềm dẻo cao hơn Platin nên dễ chế tác thành các món trang sức với nhiều chi tiết, đường nét cầu kỳ. Điều này khiến trang sức vàng trắng thường được chế tác với số lượng lớn, nếu không được trau chuốt kỹ lưỡng thì sản phẩm sẽ không đạt đủ các tiêu chuẩn của trang sức cao cấp.

Đặc điểm sản phẩm

- Platin sở hữu màu trắng ánh kim tự nhiên, sáng bóng, khi dùng để chế tác trang sức không cần phải xi mạ thêm bất kỳ một lớp kim loại nào. Sau thời gian dài sử dụng, sản phẩm vẫn giữ được màu sắc như ban đầu. Ngành công nghiệp trang sức thế giới đánh giá Platin là “Ông hoàng của các kim loại”. Đây cũng là chất liệu mang ý nghĩa của sự vĩnh cửu thường được các cặp uyên ương lựa chọn để chế tác nhẫn cưới như một biểu tượng của tình yêu trường tồn theo thời gian.

Phân biệt trang sức Platin và vàng trắng - Ảnh 3

- Đối với vàng trắng, màu gốc của chất liệu này là trắng ngà, khi dùng để chế tác trang sức phải phủ một lớp Rhodium - kim loại quý hơn vàng để tạo được màu trắng sáng cho sản phẩm. Khi lớp Rhodium dần mất đi, cần phải xi mạ lại để giữ được vẻ trắng sáng như ban đầu cho trang sức.

Nhận biết dễ nhất ở màu sắc sau thời gian sử dụng

- Sau một thời gian sử dụng, trang sức Platin hoàn toàn giữ được màu sắc ánh kim sáng bóng như mới. Vì có tính trơ, chống ăn mòn cao nên trang sức Platin được đánh giá bền màu vĩnh cửu với thời gian.

Phân biệt trang sức Platin và vàng trắng - Ảnh 4

- Tuy nhiên, trang sức vàng trắng dù 10k, 14k hay 18k sẽ phai màu, do bị oxi hóa. Đặc biệt, màu sắc của những món trang sức vàng trắng thấp tuổi càng dễ sẽ bị xỉn màu, cũ đi rất nhiều, không sáng bóng như trang sức Platin.

Công nghệ, dây chuyền chế tác

- Việc chế tác trang sức vàng trắng không mất quá nhiều công sức, máy móc hiện đại cũng như thời gian sản xuất. Trong khi đó, trang sức Platin lại đòi hỏi nhiều sự khéo léo, thời gian và hệ thống công nghệ, đây chuyền, máy móc hiện đại. Do đó, giá của một sản phẩm trang sức Platin thường cao hơn vàng trắng 4 lần.

Phân biệt trang sức Platin và vàng trắng - Ảnh 5

- Những tín đồ của trang sức yêu thích sự mới lạ và đẳng cấp có thể lựa chọn được những thiết kế Platin ưng ý tại Skymond Luxury - thương hiệu thành công trong việc nghiên cứu và chế tác trang sức Platin hàng đầu tại Việt Nam.

Công dụng tuyệt vời với sức khỏe

- Không những là món trang sức quý giá, bền màu vĩnh cửu mà trang sức Platin còn có công dụng với sức khỏe. Các nhà khoa học phát hiện ra một điều hết sức kỳ diệu về khả năng hỗ trợ sức khoẻ của Platin. Chúng có tác dụng chống lại việc căng thẳng thần kinh.

- Dùng Platin cạo gió ở cổ tay, thái dương, dọc sống lưng sẽ làm thư giãn thần kinh, giúp giải toả căng thẳng. Đó là sự khẳng định giá trị và vị thế khác biệt của trang sức Platin.

- Hơn thế nữa, trang sức Platin tuyệt đối không gây kích ứng, kể cả người có làn da nhạy cảm nhất. Trang sức Platin là dòng trang sức an toàn nhất cho người phụ nữ đang mang bầu, cho con bú tránh những vấn đề như tiền giật thai sản, xảy thai, kích ứng da….

- Kim loại Bạc

Các loại bạc chủ yếu trên thị trường hiện nay: Bạc ta, bạc Thái, bạc Ý và bạc xi. Chúng có những đặc điểm tương tự nhau nên rất khó để phân biệt. Tuy nhiên, chúng cũng có những điểm khác nhau rất rõ, nó sẽ giúp bạn nhận biết các loại bạc. Cùng tìm hiểu những đặc điểm đó nhé!

Bạc ta

- Bạc ta là loại bạc được chế tác hạt bạc 99.99%, thuộc dòng bạc đầu tiên xuất hiện trong lịch sử trang sức bạc tuy nhiên bạc nguyên chất thường rất mềm và khó chế tác. Khi chế tác trang sức bạc ta, những người thợ kim hoàn buộc phải thêm một số phụ gia để tăng độ cứng cho bạc. Khi đó các sản phẩm trang sức bạc ta không còn được nguyên chất, nó chỉ còn 98-99%. Phần trăm bạc càng cao thì tuổi của bạc càng lớn.

Trang sức bạc ta

- Bạc ta có màu trắng đục đặc trưng, độ nhẵn bề mặt không được đánh giá cao so với các loại bạc khác. Do quá mềm nên khi chế tác đòi hỏi nhiều công sức để đạt được độ bóng. Sản phẩm có độ bóng và nhẵn cao thì công chế tác lại càng cao.

- Với món đồ mới, khi cầm vào sẽ có dấu tay, bạc sẽ bị mờ đi. Bạn cũng có thể thử bạc qua lửa, nếu bạc không bị đen mà vẫn trắng sáng thì đó là bạc ta. Tuy nhiên, đây là một cách để bạn thử món đồ sau khi đã mua về, không có một cửa hàng nào cho bạn thử với lửa món đồ trang sức của họ, vì họ sẽ phải đánh bóng lại.

- Thử nghe tiếng bạc khi ném xuống đất. Nếu phát ra tiếng phát ra âm thanh vang thì đó là bạc, ngược lại âm thanh ì thì đó là một kim loại khác. Tuy nhiên, điều đó chỉ đúng khi món trang sức của bạn được thiết kế dạng cứng như nhẫn, lắc kiềng. Đối với các loại dây mềm như vòng cổ, lắc tay, lắc chân mềm thì cách này hoàn toàn vô tác dụng.

- Một cách khác để kiểm tra món đồ trang sức của bạn có phải bạc ta xịn không, đó chính là dùng chính món đồ đó để cạo gió. Chúng mà đen thì chứng tỏ đó là món đồ “xịn”.

Bạc Thái

- Bạc Thái là loại bạc chứa 92.5% bạc nguyên chất và 7.5% các kim loại khác giúp tăng độ cứng và sáng bóng. Đặc trưng riêng chỉ có ở loại bạc này là màu hun đen, nâu, chất bạc đanh và sáng. Các sản phẩm chế tác từ loại bạc này thường rất tinh xảo, đẹp mắt và độ bóng cao. Nó cũng có các tính chất tương tự như bạc ta như kỵ gió, giải cảm. Bạn cũng có thể sử dụng các cách nhận biết bạc ta để nhận biết loại bạc này.

Bạc ta và bạc thái

Bạc Ý

- Tương tự như bạc Thái, bạc Ý cũng có thành phần bạc 92.5% và 7.5% là thành phần các kim loại quý khác để tăng độ sáng, độ bóng và độ cứng. Loại bạc này có màu trắng sáng nhất và độ bóng vượt trội so với bạc ta. Từng đường nét, chi tiết trong trang sức bạc Ý đều được chế tác tinh xảo bắt mắt.

- Khi thử qua lửa loại bạc này vẫn giữ được màu trắng như hơi mờ đục, chúng không giữ được màu ban đầu như bạc ta.

Bạc xi

- Bạc xi cũng giống như bạc Thái và bạc Ý với thành phần 92.5% là bạc lõi và 7.5% là các kim loại khác. Điểm khác biệt đó chính là lớp xi mạ bên ngoài. Trang sức bạc xi thường có bốn loại chính: xi bạch kim, xi vàng trắng và xi vàng, vàng hồng. Mỗi loại đều có màu sắc riêng biệt. Tuy nhiên để phân biệt được đâu là trang sức xi “tốt” thì rất là khó, đòi hỏi kinh nghiệm của những người trong nghề mới có khả năng này. Trong quá trình sử dụng, nếu là bạc xi “xịn” thì sẽ bị ngả màu chì đen trong khi trang sức xi chrome ngả màu đồng. Tốt nhất nếu muốn mua trang sức đẹp như dây chuyền bạc xi thì bạn nên chọn ở các cửa hàng uy tín.

 -Mỗi loại bạc đều đen đến vẻ đẹp và cá tính khác nhau cho người đeo. Yêu thích sự truyền thống bạn có thể lựa chọn trang sức từ bạc ta. Hiện đại hơn, thời trang hơn trang sức bạc, bạc có thể lựa chọn bạc 925 của Ý, Thái hay đa dạng hơn với các dòng bạc 925 xi.

- Nguyên liệu khác trong vàng trang sức: hội vàng    

- Hợp kim vàng dùng trong trang sức thường từ 9K đến 18K. Người ta pha chế hợp kim vàng bằng cách nấu chảy vàng với hội.

- Hội là một hợp kim, nhưng không có kim loại vàng và được pha chế sẵn, ở dạng hạt như đậu xanh. Các nhà sản xuất chế ra nhiều loại hội để dùng vào việc pha chế hợp kim vàng với tuổi khác nhau và màu khác nhau.  Ví dụ hội dùng pha chế vàng 18K màu vàng, 18K trắng, 18K lục, 18K đỏ… 

- Để chế hội, các nhà sản xuất nấu chảy một số kim loại (không phải vàng) với nhau, rồi đổ thành hạt nhỏ. Thường thì các thành phần kim loại và hàm lượng của chúng trong hội được các nhà sản xuất giấu kín hoặc chỉ cho biết chung chung vì đó là bí mật của họ. 

- Nhà sản xuất hội cho chỉ cho một số chi tiết về hội như: tên hội, dùng để pha chế loại vàng nào, nhiệt độ pha chế vàng hợp kim…

- Các kim loại được dùng nhiều nhất trong hội là bạc và đồng. Ngoài ra còn nhiều kim loại khác nữa như nicken, kẽm, cadmi, paladi, gali… 
- Pha chế vàng có màu cũng giống như pha màu trong học vẽ. Chỉ với hai kim loại bạc và đồng, người ta chế ra nhiều loại hội với hàm lượng của hai thành phần khác nhau là có thể tạo ra hợp kim vàng với những màu khác nhau. 
Một ví dụ như ở bảng sau cho thấy các kết quả pha chế vàng với hội (chỉ gồm bạc và đồng):

Hợp kim vàng Hàm lượng vàng % Hàm lượng hội % Màu hợp kim vàng
Bạc % Đồng %
22 K 91.6 8.4 - Vàng
91.6 5.5 2.8 Vàng
91.6 3.2 5.1 Vàng đậm
91.6 - 8.4 Hồng
18 K 75.0 25.0 - Vàng-lục
75.0 16.0 9.0 Vàng nhạt, 2N
75.0 12.5 12.5 Vàng, 3N
75.0 9.0 16.0 Hồng, 4N
75.0 4.5 20.5 Đỏ, 5N
14 K 58.5 41.5 - Lục nhạt
58.5 30.0 11.5 Vàng
58.5 9.0 32.5 Đỏ
9 K 37.5 62.5 - Trắng
37.5 55.0 7.5 Vàng nhạt
37.5 42.5 20.0 Vàng
37.5 31.25 31.25 Vàng đậm
37.5 20.0 42.5 Hồng
37.5 7.5 55.0 Đỏ

Bài 2: Lý thuyết về các phương pháp giám định tuổi vàng        

Phương pháp cảm quan

- Thử bằng ngọn lửa: dùng ngọn lửa đèn xì nung chảy tập trung tại một điểm bất kỳ của chiếc nhẫn. khi để nguội chỗ bị đốt chảy để lại bề mặt bóng là không lẫn đồng, nếu phần bị đốt cháy không nhẵn bóng mà bề mặt gai gọi là vàng sạn tức là lẫn đồng. Sau khi thử chảy bóng tại một điểm, nhúng nước để nguội lau khô. Gõ chiếc nhẫn lên mặt đe bằng thép nếu chỉ nghe tiếng “bịch” mà không có âm ngân thì được gọi là vàng tốt. Trong dân gian có câu “Vàng câm, Bạc cạch” ý nói hai thứ kim loại này khi gõ không phát ra tiếng kêu có âm ngân là chất lượng của kim loại đạt độ tinh khiết cao. Nếu khi gõ phát ra tiếng kêu “keng” càng rõ là vàng tây càng thấp tuổi.

Kiểm tra vàng bằng ngọn lửa

- Thử Tuổi vàng bằng đá thử và mẫu chuẩn (chùm vị) phương pháp này thường được sử dụng nhiều nhất với các lái buôn:

+ Để kiểm tra xem vật thể có phải là vàng hoặc có hàm lượng vàng hay không? Trước tiên ta mài hoặc trà giấy nhám lên một chỗ trên bề mặt của vật thể, chấm lên chỗ đã mài một vài giọt Axít Nitric (HNO3) nếu thấy có hiện tượng sủi bọt là hiện tượng đồng (Cu) phản ứngvới HNO3 có thể kết luận là không phải vàng hoặc nếu có vàng thì hàm lượng rất ít.

+ Dụng cụ thử vàng bằng phương pháp thử đá gồm có: một hòn đá màu đen, bề mặt nhẵn chịu được axít cùng với một chùm mẫu gồm nhiều thanh kim loại sâu lại giống như chùm chìa khoá. Trên mỗi thanh kim loại đó người ta gắn một mẩu vàng, mẫu có độ tuổi theo thứ tự từ thấp đến cao dùng làm mẫu chuẩn.

Cách thử: ta mài một chỗ của vật thể lên hòn đá đen tạo thành một vệt rõ ràng trên bề mặt đá. qua đó ước chừng độ tuổi tương đối của vật thể, sau đó chọn mẫu đã biết hàm lượng có độ tuổi tương ứng sát trên và dưới mức tuổi ước đoán của vật thể. Chà tiếp hai vết vàng của hai mẫu đã chọn bên cạnh vết ban đầu tạo thành ba vết song song trên bề mặt hòn đá. Dùng Axít Nitric (HNO3) phủ lên bề mặt của ba vết đã chà, sau vài ba giây quan sát thấy trên bề mặt của hòn đá để lại các vết có ánh kim của vàng. so sánh vết chà đầu tiên có màu sắc, mật độ ánh kim giống với vết cọ nào của mẫuvthử thì kết luận tuổi vàng của vật thể trùng với tuổi vàng của mẫu đó.

- Độ chính xác của phương pháp thử này chỉ là tương đối .    

Phương pháp tỷ trọng         

Là sự vận dụng định luật Acsimét (áp xuất trong lòng chất lỏng) và khối lượng riêng của vật chất để xác định thành phần của vật chất đó. Người ta đem cân khối lượng của vật thử (cân khô), sau đó cân vật thử trong nước tinh khiết. hai số liệu cân này được nhập vào máy vi tính xử lý theo phương trình lập sẵn sẽ cho kếtquả là hàm lượng vàng(% ?) có trong vật thử.

Nhược điểm của phương pháp này là không thử được hàng rỗng và hàng có gắn đá. Muốn thử phải gỡ đá và nấu chảy sản phẩm thử thành một khối đông đặc mới đo tuổi được."    

Phương pháp quang phổ         

Dùng máy có nguồn phát tia X (một dạng máy phóng xạ nhẹ) và đầu thu có màng bằng nguyên tố Bari. chiếu quét tia X lên bề mặt vật thể, sự phản xạ ngược lại của kim loại được truyền vào máy tính xử lý mật độ, tần số sóng phản xạ theo chương trình lập sẵn để báo kết quả hàm lượng vàng, bạc, đồng là bao nhiêu.

Nhược điểm của phương pháp này: Tia X chỉ chiếu quét trên bề mặt, không xuyên sâu trước khi thử phải trà hết lớp si mạ của sản phẩm.  

Bài 3: Thực hành giám định tuổi vàng         

  • Lựa chọn phương pháp giám định phù hợp
  • Vận hành máy
  • Các lưu ý

Phần II: Quản lý sản phẩm, Nhà cung cấp & Kế hoạch mua hàng

Bài 1: Danh sách nhà cung cấp

Danh sách nhà cung cấp theo từng hạng mục sản phẩm 
- Nhà cung cấp vàng nguyên liệu
- Nhà cung cấp vàng trang sức
- Nhà cung cấp đá quý
- Nhà cung cấp kim cương
- Đơn vị gia công sản xuất 

Bài 2: Hợp đồng giao dịch với nhà cung cấp

- Những lưu ý khi soạn thảo, ký kết hợp đồng cung cấp 
- Lưu ý trong giao dịch vàng, bạc, đá quý

Bài 3: Quản lý đơn hàng gia công xưởng ngoài

- Quy trình đặt hàng gia công
- Quy trình quản lý chất lượng sản phẩm từ xưởng gia công 
- Quy trình bàn giao nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm với xưởng gia công 
- Công thức tính toán hao hụt nguyên liệu, quản lý hao hụt nguyên liệu

Bài 4: Kế hoạch mua hàng 

- Nguyên tắc lập kế hoạch mua hàng
- Quy trình lập kế hoạch mua hàng nhằm tối ưu nguồn vốn, theo sát kế hoạch kinh doanh
- Chiến lược đàm phán với nhà cung cấp theo Kế hoạch mua hàng 

Bài 5. Quà tặng

- Tư vấn thủ tục pháp lý mở doanh nghiệp kinh doanh trang sức, cầm đồ
- Giới thiệu nhà cung cấp sản phẩm, nguồn hàng
- Chia sẻ về các rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh trang sức, cầm đồ

2

Đăng ký ngay

Bài viết liên quan